VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm coi trọng công tác kháng nghị phúc thẩm, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại địa phương. Trên cơ sở chương trình, kế hoạch cơng tác hàng năm của VKSND tối cao, VKSND tỉnh Thái Nguyên đã đề ra chỉ tiêu cơng tác của mình, trong đó có chỉ tiêu cụ thể về cơng tác kháng nghị.
Xác định kháng nghị phúc thẩm là một quyền năng pháp lý được quy định trong LTTHS, được thực hiện xuyên suốt bắt đầu từ giai đoạn kiểm sát hoạt động điều tra, thực hành quyền công tố, bảo vệ cáo trạng, bảo vệ quan điểm truy tố đến hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án trong việc ban hành quyết định, bản án. Do đó, trong mọi hoạt động tố tụng, các đồng chí Lãnh đạo, KSV ln chủ động theo sát quá trình giải quyết vụ án, trên cơ sở quy định pháp luật kịp thời phát hiện những vi phạm của Tịa án để ban hành kháng nghị đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của KSV từng bước được nâng lên. ên cạnh việc làm tốt công tác thực hành quyền công tố, KSV được phân công giải quyết vụ án đã nghiên cứu kỹ bản án cả về hình thức và nội dung, từ đó kịp thời phát hiện vi phạm để đề xuất hướng xử lý đến lãnh đạo Viện xem xét tiến hành kháng nghị phúc thẩm. Tỷ lệ kháng nghị được chấp nhận ngày một tăng, thể hiện chất lượng kháng nghị ngày càng được nâng lên. Điều này là do kháng nghị có nội dung lập luận rõ ràng, chặt chẽ, viện dẫn căn cứ pháp
luật chính xác, đánh giá đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức độ và hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội. Hình thức kháng nghị tuân thủ đúng mẫu kháng nghị của Ngành, thể thức văn bản và thời hạn kháng nghị đảm bảo theo quy định của pháp luật.
Công tác phối hợp giữa VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên thông qua công tác gửi bản án và phiếu kiểm sát bản án, quyết định sơ thẩm cho VKS cấp trên đảm bảo đúng quy định; VKSND cấp huyện thường xuyên có sự trao đổi, tham khảo ý kiến của các phòng nghiệp vụ về việc kháng nghị phúc thẩm hay đề nghị VKSND cấp tỉnh kháng nghị phúc thẩm trên cấp. Các đơn vị VKSND cấp huyện ngày càng chú trọng cơng tác kiểm sát sau phiên tịa; việc tiếp nhận bản án sơ thẩm; việc theo dõi việc gửi bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án được các đơn vị thực hiện nghiêm túc; có những giải pháp đơn đốc việc gửi bản án của Tòa án như quy định trong các quy chế phối hợp liên ngành, ban hành kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm thời hạn gửi bản án… để đảm bảo việc Tòa án sao gửi bản án, quyết định cho VKS đúng thời hạn luật định.
VKSND cấp trên dần chú trọng đến công tác rút kinh nghiệm đối với VKSND cấp dưới về kháng nghị phúc thẩm hình sự. Trước và sau mỗi đợt xét xử, VKS cấp phúc thẩm đều có thơng báo kết quả xét xử và trao đổi với VKS cấp sơ thẩm về những sai sót trong kháng nghị phúc thẩm. VKS cấp phúc thẩm tăng cường ban hành các thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ, đặc biệt là đối với những vụ án bị Tòa án cấp trên hủy án để điều tra, truy tố, xét xử lại mà KSV không kịp thời phát hiện ra vi phạm để ban hành kháng nghị.