Tăng cường quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát và Tòa án trong việc giải quyết kháng nghị phúc thẩm hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 78)

trong việc giải quyết kháng nghị phúc thẩm hình sự

Xuất phát từ nhiệm vụ đấu tranh, phịng chống tội phạm; giữ gìn an ninh trật tự, an tồn xã hội; đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện, xử lý nghiêm minh, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội; bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và tơn trọng quyền, lợi ích chính đáng của cơng dân thì việc hình thành nên mối quan hệ phối hợp trong tố tụng hình sự giữa Viện kiểm sát với Tòa án là một vấn đề tất yếu và hết sức cần thiết. Trước hết, việc tăng cường mối quan hệ phối hợp liên ngành phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành theo luật định, nhằm đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất. Chính vì vậy, giữa Viện kiểm sát và Tòa án phải thống nhất xây dựng được Quy chế phối hợp liên ngành trong hoạt động tố tụng giải quyết án hình sự nói chung và trong cơng tác giải quyết kháng nghị phúc thẩm nói riêng. Việc xây dựng Quy chế phối hợp là nhu cầu cấp thiết để có hướng dẫn, quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên nhằm thống nhất nội dung của từng vấn đề cần thực hiện. Cụ thể, đối với công tác giải quyết kháng nghị phúc thẩm, quy chế phải xác định rõ trách nhiệm thụ lý phúc thẩm của Tịa án khi có kháng nghị, việc chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp sau khi thụ lý phúc thẩm hay quy định về các trường

hợp Viện kiểm sát thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị... Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, giữa Viện kiểm sát và Tịa án cần có những cuộc họp liên ngành để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của mỗi ngành, đồng thời phải tiến hành sơ kết, tổng kết để đánh giá chung những ưu điểm, tồn tại qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác phối hợp. Đặc biệt, đối với những vụ án phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm, có nhiều quan điểm thì cần tổ chức những cuộc họp liên ngành để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, thống nhất quan điểm giải quyết vụ án, từ đó hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng Tịa án khơng chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)