Nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ và trách nhiệm của Kiểm sát viên về công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 75)

sát viên về công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự

Trước hết, lãnh đạo VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên phải luôn quan tâm và tăng cường công tác lãnh đạo, rèn luyện bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, KSV vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm, không ngừng học tập, rèn luyện, trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự. Nâng cao ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức, nhất là đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp cán bộ, KSV có định hướng đúng đắn trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, đồng thời giúp cán bộ KSV vận dụng pháp luật đúng đắn, phù hợp.

Lãnh đạo VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên cần chủ động phân công, bố trí cán bộ, KSV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự. Kịp thời động viên, khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện hiệu quả công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự.

Các KSV làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử hình sự phải xác định được vai trò của mình trong việc kháng nghị phúc thẩm là hết sức quan trọng. Chính vì vậy, một trong những giải pháp hàng đầu là phải xây dựng được đội ngũ KSV đủ mạnh, có nhận thức đầy đủ về vai trò, chức năng và nhiệm vụ của ngành trong tình hình đổi mới hiện nay, phải có trình độ nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm trong công việc hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Việc xây dựng đội ngũ KSV đủ về số lượng, có trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, vô tư, khách quan trong công việc là hết sức cần thiết. Mỗi KSV cần tự ý thức trách nhiệm, tự nghiên cứu, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; KSV cấp sơ thẩm phải có năng lực giải quyết vụ án cao hơn KSV cấp sơ thẩm. Ngoài ra, cần có các giải pháp chủ động của ngành Kiểm sát về công tác xây dựng đội ngũ KSV, trong đó cần chú trọng việc đào tạo, tập huấn, tổng kết công tác nghiệp vụ, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.

KSV phải có kỹ năng nghề nghiệp, từ việc phát hiện các vi phạm của Tòa án trong hoạt động xét xử, để xem xét tổng hợp đánh giá các tài liệu chứng cứ trong hồ sơ vụ án và đề xuất kháng nghị. ản thân mỗi KSV phải tự mình học hỏi, nâng cao trình độ về chuyên môn, nắm vững hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan để xây dựng cho mình bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng. Từ đó có đủ tự tin trong việc giải quyết án hình sự và kịp thời phát hiện vi phạm, đề xuất kháng nghị đúng theo trình tự thủ tục tố tụng.

Trước mỗi vụ án, Lãnh đạo đơn vị phải yêu cầu KSV nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án. Trước mỗi phiên tòa, KSV phải xây dựng kế hoạch, phương pháp xét hỏi, tranh luận có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời báo cáo đầy đủ cho Lãnh đạo đơn vị những vấn đề phát sinh trong quá trình xét xử để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. KSV thực hành quyền công tố tại phiên tòa phải kịp

thời phát hiện những vi phạm tố tụng trong hoạt động xét xử của Hội đồng xét xử, sau phiên tòa phải quan tâm đến việc kiểm sát biên bản phiên tòa để phát hiện kịp thời sai sót của thư ký phiên tòa, từ đó đối chiếu lại giữa kết quả xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa cùng với đề nghị trong bản luận tội của kiểm sát viên, cũng như việc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có căn cứ pháp luật hay không, việc xác định tư cách tham gia tố tụng, vấn đề liên quan đến trách nhiệm bồi thường dân sự, án phí và lệ phí có đúng theo quy định của pháp luật hay không, từ đó báo cáo đề xuất với Lãnh đạo VKS xem xét việc kháng nghị phúc thẩm.

VKSND các huyện, thành phố, thị xã cần tăng cường chất lượng công tác kiểm sát bản án sơ thẩm, lập phiếu kiểm sát theo đúng mẫu quy định và gửi bản án đúng thời hạn cho cấp phúc thẩm. Qua công tác kiểm sát bản án, nếu phát hiện các bản án có vi phạm, thiếu sót thì cần kiên quyết kháng nghị phúc thẩm, đối với những trường hợp có vi phạm nhưng không nghiêm trọng cũng cần tổng hợp để ban hành kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm. Trường hợp Tòa án tuyên mức án khác quan điểm của Viện Kiểm sát thì Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phải nghiên cứu lại vụ án, tổng hợp viết báo cáo án nêu rõ lý do Tòa án xét xử tuyên khác quan điểm, đề xuất việc có kháng nghị, kiến nghị hay không và nêu rõ lý do.

Thực tế cho thấy, việc nâng cao trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, KSV là việc làm có ý nghĩa quyết định nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử nói chung và đối với chất lượng kháng nghị phúc thẩm hình sự nói riêng. Do đó, cần tăng cường về số lượng cũng như chất lượng cán bộ, KSV đáp ứng yêu cầu công việc hiện nay và diễn biến của tình hình tội phạm ngày càng phức tạp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)