KIỂM SÁT NHÂN DÂN HAI CẤP TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Khái quát thực trạng kháng nghị phúc thẩm hình sự tại tỉnhThái Nguyên Thái Nguyên
Trong những năm qua, VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm, chú trọng tới cơng tác kháng nghị phúc thẩm hình sự, đặc biệt sau khi có Chỉ thị 03/2008/CT-VKSTC-VPT1 ngày 19/6/2008 (Chỉ thị 03) và sau đó là Chỉ thị 08/CT-VKSTC ngày 06/4/2016 của Viện trưởng VKSND tối cao (Chỉ thị 08) về việc tiếp tục tăng cường công tác kháng nghị án hình sự thì cơng tác kháng nghị phúc thẩm hình sự đã đi vào nề nếp, ban hành nhiều bản kháng nghị có chất lượng, khắc phục được nhiều vi phạm pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm, bảo đảm việc giải quyết các vụ án hình sự đúng pháp luật, nghiêm minh, xét xử đúng người, đúng tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Qua số liệu thống kê của VKSND tỉnh Thái Nguyên từ ngày 01 tháng 12 năm 2013 đến ngày 30 tháng 11 năm 2018 cho thấy:
Theo bảng biểu số 2.1 và 2.2 thì: Số vụ án và bị cáo đưa ra xét xử sơ thẩm là 6838 vụ/12241 bị cáo; số vụ án và bị cáo được thụ lý phúc thẩm là 1128 vụ/1846 bị cáo, trong đó số vụ án và bị cáo bị VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên kháng nghị phúc thẩm là 52 vụ/67 bị cáo. Như vậy, trung bình mỗi năm đã xét xử sơ thẩm 1367 vụ/2448 bị cáo; thụ lý phúc thẩm là 225 vụ/369 bị cáo; ban hành 10 kháng nghị phúc thẩm; tỷ lệ giữa bị cáo có kháng nghị so với tổng số bị cáo thụ lý phúc thẩm là 3,7% (trong đó năm 2014 là 3,5%; năm 2015 là 2,8%; năm 2016 là 4,4%; năm 2017 la 4,5%; năm 2018 là 3,1%). Kháng nghị trên một cấp vẫn cịn ít, sự phối kết hợp giữa hai cấp sơ thẩm, phúc thẩm trong cơng tác kháng nghị cịn hạn chế. Từ năm 2014 đến năm
2018, VKSND tỉnh kháng nghị đối với 29 bị cáo, chiếm tỷ lệ 43,3% trên tổng số bị cáo do hai cấp kháng nghị.
ảng biểu số 2.3 thể hiện, trong 05 năm từ năm 2014 đến năm 2018, số vụ án được đưa ra xét xử phúc thẩm là 538 vụ/970 bị cáo, trong đó số vụ có kháng nghị đưa ra xét xử phúc thẩm là 46 vụ/61 bị cáo, số bị cáo kháng cáo đưa ra xét xử là 492 vụ/909 bị cáo. Như vậy, đối với các vụ án đã đưa ra xét xử phúc thẩm thì tỷ lệ giữa số bị cáo có kháng nghị chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ 6,3% so với số bị cáo đã đưa ra xét xử phúc thẩm (cụ thể: năm 2014: 5,4%; năm 2015: 5,5%; năm 2016: 7,1%; năm 2017: 8,2%; năm 2018: 6%).
Kết quả giải quyết các vụ án có kháng nghị phúc thẩm của VKS hai cấp tỉnh Thái Nguyên theo bảng 2.4 trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 như sau: số vụ án và bị cáo bị VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên kháng nghị phúc thẩm là 52 vụ/67 bị cáo; số vụ VKS rút kháng nghị: 06 vụ/06 bị cáo (chiếm tỷ lệ 8,9%); số vụ VKS cấp tỉnh bảo vệ kháng nghị là 46 vụ/61 bị cáo, trong đó Tịa án cấp phúc thẩm đã chấp nhận kháng nghị đối với 36 vụ/47 bị cáo (chiếm tỷ lệ 70,1%), không chấp nhận kháng nghị đối với 10 vụ/14 bị cáo (chiếm tỷ lệ 21%). Phần lớn các kháng nghị của VKS được cấp phúc thẩm chấp nhận đều là kháng nghị u cầu khắc phục những sai sót của Tịa án cấp sơ thẩm như: đề nghị tăng án; chuyển hình phạt từ cho hưởng án treo sang hình phạt tù; về áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; về xác định sai tư cách những người tham gia tố tụng; về tổng hợp hình phạt…
Theo bảng biểu số 2.5 thể hiện kết quả xét xử theo thủ tục phúc thẩm cho thấy: tổng số bị cáo bị Tòa án cấp phúc thẩm tuyên hủy, sửa án là 586 bị cáo trên tổng số bị cáo Tòa án đưa ra xét xử 970 bị cáo (chiếm tỷ lệ 60,4%). Tổng số bị cáo bị Tòa án cấp phúc thẩm tuyên hủy, sửa án thông qua kháng nghị là 47 bị cáo trên tổng số bị cáo bị Tòa án cấp phúc thẩm tuyên hủy, sửa
586 bị cáo (chiếm tỷ lệ 8%). Như vậy, số bị cáo bị Tòa án phúc thẩm hủy, sửa án vẫn chủ yếu là thông qua kháng cáo.