7. Nội dung nghiên cứu
2.3.2. Những yếu tố chủ quan:
Dù đạt được nhiều kết quả khả quan, nhưng phân phối các sản phẩm công nghiệp của Việt Nam tại các nước ASEAN vẫn còn những hạn chế nhất định, trong đó các yếu tố chủ quan gồm có:
Hoạt động phân phối chưa hiệu quả. Các DN Việt Na m thường XK qua nhiều đại lý, dẫn đến khó nắm bắt được tận gốc nhu cầu của người tiêu dùng. Cũng do xuất hàng qua đại lý nên không có sự bền vững, hàng hóa khó tiếp cận được với các thị trường khó tính. Hơn nữa, việc xuất qua đại lý khiến các DN không thể phát triển được thương hiệu.
Việt Nam thiếu đội ngũ DN đủ mạnh, đặc biệt là các DN chuyên về phân phối để có thể tiếp cận và xây dựng hệ thống phân phối ở các thị trường ASEAN. Hiện nay, lực lượng DN của nước ta chủ yếu là DN vừa và nhỏ, vốn ít, năng lực cạnh tranh còn kém.
Mối quan hệ giữa DN với các nhà phân phối nước ngoà i còn nhiều bất cập. Các DN Việt Nam không thể đáp ứng được đầy đủ ngay yêu cầu của nhà phân phối nhưng cũng chưa thực sự xác định lộ trình đầu tư để từng bước đáp ứng được các yêu cầu đó. Nhận thức của các DN vẫn còn hạn chế, nhiều DN chưa hiểu rõ thủ tục và quy định để đưa hàng vào các thị trường, lúng túng trong khâu giới thiệu và quảng bá hàng hoá cũng như cơ chế làm việc với các thành viên trong mạng lưới phân phối ở các nước ASEAN, dẫn đến việc giao thương, chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Các DN Việt Nam chưa kết nối chặt chẽ với các cơ qu an chức năng phụ trách xúc tiến thương mại và Thương vụ tại các đại sứ quán nên chưa tận dụng được các nguồn lực cho quá trình thâm nhập và xây dựng mạng lưới phân phối tại nước sở tại.
Các DN Việt Nam chưa sẵn sàng đầu tư, chi trả cho dịch vụ thông tin, nghiên cứu thị trường phục vụ cho quá trình thâm nhập thị trường như danh sách khách hàng, đối thủ cạnh tranh tại thị trường các nước ASEAN.
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ MẠNG LƯỚI PHÂN PHỐI CHO MỘT