Triển vọng chung

Một phần của tài liệu 1810219 (Trang 108 - 109)

7. Nội dung nghiên cứu

3.1.1. Triển vọng chung

Kinh tế của khu vực tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 20182022. Triển vọng tích cực này được đưa ra trên cơ sở đánh giá sự đóng góp lớn hơn nữa trong tiêu dùng nội địa và cam kết triển khai các dự án cơ sở hạ tầng của chính phủ các nước. Trong khu vực, các nước Campuchia, Lào và Myanmar được dự báo có mức tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn tới. Philippines và Việt Nam sẽ là hai nước có mức tăng trưởng tốt nhất trong ASEAN5 (Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam). Bên cạnh đó, đầu tư và XK sẽ tiếp tục được cải thiện trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu phục hồi nhanh hơn.

+ Indonesia: Theo dự báo, tăng trưởng của Indonesia sẽ tiếp tục cao hơn trong những năm tiếp theo. Cụ thể, tốc độ tăng GDP sẽ ở mức 5,3% năm 2018 và mức 5,4% giai đoạn 20182022. Triển vọng tích cực của nền ki nh tế Indonesia dựa vào sự cải thiện trong môi trường đầu tư, lĩnh vực tài khóa và tiêu dùng tư nhân.

+ Malaysia:

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (2018), triển vọng kinh tế ngắn hạn của Malaysia vẫn thuận lợi, phản ánh nền kinh tế đa dạng và cởi mở, đã vượt qua thành công các tác động của các cú sốc bên ngoài. Điều này được củng cố bởi quản lý kinh tế vĩ mô mạnh mẽ, với lạm phát thấp và ổn định và củng cố tài khóa đúng hướng.

Nhu cầu trong nước dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng kinh tế, được hỗ trợ bởi tăng trưởng thu nhập liên tục và thị trường lao động ổn định, trong khi môi trường bên ngoài được cải thiện sẽ đóng góp tích cực cho nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ có thể giao dịch của Malaysia.

+ Philippines: Tốc độ tăng trưởng kinh tế được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao hơn so với giai đoạn 20112015. Trong đó, tiêu dùng và các khoản đầu tư cố định sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng trong giai đoạn tới. Các dự án cơ sở hạ tầng lớn và sự tăng trưởng vững chắc của ngành dịch vụ thuê ngoài.

+ Thái Lan: Tăng trưởng kinh tế trong trung hạn của Thái Lan được dự báo ở mức 3,6% giai đoạn 20182022, cao hơn so với mức 2,9% gia i đoạn 20112015. Các hoạt động thương mại được cải thiện, đặc biệt là trong XK (chiếm tới ¾ của GDP). Sự nới lỏng các quy định gần đây nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư cùng với việc đề ra Dự án Hành lang Kinh tế phía Đông cũng sẽ tạo thêm đà cho tăng trưởng kinh tế.

+ Các nước CLM: Tăng trưởng của Campuchia sẽ đạt khoảng 7,2% trong 5 năm tới với sự phục hồi trong lĩnh vực XK, chính sách công nghiệp hóa hỗ trợ tiêu dùng và các sáng kiến để phát triển thị trường vốn. Tương tự, kinh tế của Lào cũng được dự báo sẽ ở mức cao so với khu vực là 7,1% (mặc dù thấp hơn so với mức 7,9% giai đoạn 2011 2015. Tình hình nghèo đói được cải thiện cùng với sự tăng trưởng trong lĩnh vực du lịch sẽ thúc đẩy tiêu dùng tư nhân. Bên cạnh đó, với việc ban hành luật cạnh tranh mới và sửa đổi luật và chính sách xúc tiến đầu tư trong liên kết các đặc khu kinh tế với các nước láng giềng trong ASEAN sẽ thúc đẩy mạnh mẽ thương mại và đầu tư. Kinh tế Myanmar sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ hơn với mức 7,4% giai đoạn 20182022. Điều này có được nhờ sự đóng góp mãnh mẽ trong lĩnh vực XK và du lịch. Việc Chính phủ Myanmar cũng mới thông qua luật đầu tư mới cũng sẽ tạo niềm tin và thúc đẩy các dòng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Hợp tác kinh tế khu vực và hội nhập là chìa khóa để ASEAN khai thác các tiềm năng của mình, trong đó bao gồm việc thực hiện Kế hoạch chi tiết Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2025, cũng như hỗ trợ một hệ thống đa phương mở và bao trùm trong bối cảnh căng thẳng thương mại ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, ASEAN đang phải đối mặt với không ít những thách thức như căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác đã gây áp lực không nhỏ lên hệ thống thương mại đa phương dựa trên quy tắc, vốn là nền tảng củng cố sự phát triển và thịnh vượng của ASEAN. Mặt khác, mỗi quốc gia thành viên ASEAN cũng phải chịu sự tác động khác nhau từ các cường quốc lớn hơn.

Một phần của tài liệu 1810219 (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w