7. Nội dung nghiên cứu
2.1.1.1. Về kim ngạch XK:
Trong giai đoạn 20142018, ASEAN luôn là đối tác th ương mại quan trọng của Việt Nam, quan hệ thương mại hàng hóa song phương giữa hai bên ngày càng phát triển. Tuy nhiên Việt Nam luôn có thâm hụt thương mại với các nước ASEAN kể từ khi gia nhập khối đến nay.
Hình 1: XK một số mặt hàng công nghiệp của Việt Nam sang ASEAN
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, KNXK nhóm hàng công nghiệp sang thị trường ASEAN liên tục tăng trong giai đoạn 20142018, từ mức chỉ khoảng 11 tỷ USD vào năm 2014 lên 15,7 tỷ USD trong năm 2017, tăng 26% so với năm 2016 và chiếm 74% tổng KNXK hàng hóa của Việt Nam sang ASEAN. Trong năm 2017, tổng KNXK hàng hoá của các DN Việt Nam sang thị trường ASEAN tăng mạnh và chiếm 10,1% tổng KNXK của cả nước nhờ trị giá XK của các nhóm hàng công nghiệp có thế mạnh sang thị trường này tăng cao như: điện thoại các loại & linh kiện, sắt thép các loại,
máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện, dầu thô, hàng dệt may. Chỉ tính riêng 5 nhóm hàng này đã đóng góp gần 2,72 tỷ USD, chiếm gần 70% trong phần kim ngạch tăng thêm của XK sang ASEAN.
Năm 2018, KNXK hàng hóa sang thị trường ASEAN đạt 24,7 tỷ USD, tăng 13,7%, trong đó chủ yếu vẫn là XK nhóm hàng công nghiệp. Một số mặt hàng công nghiệp có kim ngạch tăng cao như sắt thép tăng khoảng 39%; hàng dệt may tăng khoảng 36,2%, máy móc thiết bị phụ tùng tăng 13,4%. Ngược lại, nhóm hàng điện tử gồm điện thoại các loại và linh kiện giảm 7,29% %, máy tính và sản phẩm điện tử giảm 12,8%.