Triển vọng từ xu hướng xu hướng tiêu dùng, phân phối hiện đại và thương mại điện

Một phần của tài liệu 1810219 (Trang 112 - 113)

7. Nội dung nghiên cứu

3.1.3. Triển vọng từ xu hướng xu hướng tiêu dùng, phân phối hiện đại và thương mại điện

điện tử tại thị trường ASEAN:

Dân số trẻ, năng động, chi tiêu dùng tạo sức cầu lớn cho khu vực ASEAN: Mặc dù dân số ASEAN nhỏ hơn so với Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng cơ cấu dân số của khu vực này tương đối trẻ, độ tuổi 35 trở xuống chiếm trên 50% tổng dân số. Đây không chỉ là lực lượng lao động dồi dào cho khu vực này mà còn mang lại cơ hội kinh doanh lớn cho ngành bán lẻ. Để tận dụng các lợi thế trên thì phải vượt qua được khó khăn lớn đó là nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu.

Xu hướng thương mại điện tử và kinh tế số tại ASEAN làm thay đổi mạng lưới phân phối tại ASEAN:

Sự phát triển của các nền kinh tế kỹ thuật số và tầng lớp trung lưu tại khu vực đang thay đổi cách các cá nhân và DN mua hàng hóa và kỳ vọng của họ đối với các hình thức thanh toán. Tại Đông Nam Á, có khoảng 4 triệu người trong khối ASEAN có thể truy cập vào Internet mỗi tháng và thị trường thương mại điện tử được kỳ vọng đạt 88 tỉ USD đến năm 2025 với tiềm năng có thể đạt mức 120 tỉ USD. Một số điểm nhấn và xu hướng tại các thị trường tiêu biểu như sau:

+ Thái Lan: Kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế thành hệ thống sinh thái số hóa với mục tiêu xây dựng hơn 100 thành phố thông minh trong hơn hai thập kỷ tới sẽ làm thay đổi lớn hệ thống phân phối hàng hóa tại các thành phố lớn cũng như các khu vực vệ tinh.

+ Malaysia: Tháng 01/2018, Kula Lumpur ký thỏa thuận với dịch vụ đám mây của Alibaba để sử dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo cho cơ sở hạ tầng máy tính đám mây của quốc gia này. Điều này đồng nghĩa một cơ sở dữ liệu lớn về khách hàng và phân phối sẽ trở thành nguồn tài nguyên và lợi thế cạnh tranh chính cho các DN trong lĩnh vực phân phối.

+ Philippines: Surbana Jurong, công ty quy hoạch đô thị có trụ sở đặt tại Singapore đã ký Biên bản ghi nhớ với chính phủ Philippine nhằm phát triển New Clark City, định hướng như một thành phố thông minh thay thế cho thủ đô Manila đang quá tải. Giai đoạn đầu sẽ được hoàn thành vào năm 2022. Thành phố thông minh đi kèm với các cơ sở phân phối hiện đại, hình thành thói quen mua sắm hàng hóa lớn, đồng thời cũng tạo ra các nhu cầu về vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, sản phẩm nhựa, thủy tinh gốm sứ …

+ Indonesia: 10 thành phố thí điểm đã áp dụng thẻ thông minh trong việc cung cấp các hỗ trợ và các dịch vụ xã hội tích hợp. Vào tháng 6/2017, Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Thụy Sĩ đã thành lập quỹ đầu tư ủy thác đô thị hóa bền vững của Indonesia trị giá 13,4 triệu USD.

Một phần của tài liệu 1810219 (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w