Các giải pháp nhằm thúc đẩy xây dựng mạng lưới phân phốicác sản phẩm công

Một phần của tài liệu 1810219 (Trang 121 - 126)

7. Nội dung nghiên cứu

3.3.1.2. Các giải pháp nhằm thúc đẩy xây dựng mạng lưới phân phốicác sản phẩm công

công nghiệp tại thị trường ASEAN

a) Các giải pháp từ phía Nhà nước

Về các chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với ho ạt động xây dựng mạng lưới phân phối tại thị trường ASEAN

+ Nghiên cứu, xây dựng chính sách ưu đãi phù hợp về thuế, về ngoại hối... để hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án thành lập cơ sở vật chất cho mạng lưới phân

phối sản phẩm công nghiệp của Việt Nam (cửa hàng, điểm trưng bày, kho bãi, cơ sở bảo hành…) tại các nước ASEAN (tham khảo kinh nghiệm của Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc).

+ Xây dựng cơ chế tín dụng hoặc quỹ bảo lãnh tín dụng, huy động sự vào cuộc của các ngân hàng lớn để giúp DN có điều kiện tiếp cận và chủ động nguồn vốn trong việc tham gia chuỗi cung ứng khu vực, thâm nhập thị trường và xây dựng mạng lưới phân phối tại thị trường ASEAN.

+ Thúc đẩy cải cách hành chính, thuận lợi hóa thương mại như vận hành thông suốt Cơ chế một cửa quốc gia và tiếp tục kết nối với các nước để hình thành Cơ chế một cửa ASEAN và khắc phục các bất cập trong các lĩnh vực mà Việt Nam đang bị đánh giá thấp.

+ Tổ chức xây dựng và triển khai các chương trình cụ thể, chuyên sâu về xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm công nghiệp Việt Nam tại thị trường ASEAN trên cơ sở liên thông và tận dụng nguồn lực từ các chương trình xúc tiến thương mại, chương trình về phát triển công nghiệp hỗ trợ để tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp Việt Nam.

Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về t hị trường, ngành hàng, giao thương và phân phối hàng hóa của Việt Nam tại thị trường ASEAN

+ Tập hợp, xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chính xác, đầy đủ về các hệ thống phân phối nước ngoài, chú trọng tại các thị trường trọng điểm tại Đông Nam Á. + Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về DN, mặt hàng XK của Việt Nam để cung cấp cho khách hàng NK từ ASEAN hoặc từ một số nước khác để XK vào thị trường ASEAN.

+ Xây dựng chuyên mục trong Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương về đầu mối NK hàng hóa Việt Nam trong các hệ thống phân phối nước ngoài để tạo điều kiện cho DN Việt Nam tìm hiểu, khai thác, trong đó có một chuyên trang về thị trường

ASEAN.

+ Tuyên truyền, phổ biến đến các DN sản xuất trong nước, các DN kinh doanh XK để kịp thời cập nhật, có những điều chỉnh cần thiết về cơ cấu, năng lực sản xuất đáp ứng yêu cầu XK trực tiếp vào các hệ thống phân phối nước ngoài.

+ Phối hợp với các tập đoàn phân phối nước ngoài phổ biến, hướng dẫn cho các DN sản xuất, XK của Việt Nam áp dụng các quy trình sản xuất theo quy chuẩn, tiêu

chuẩn quốc tế, cung cấp hàng hóa đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất Lượng của các hệ thống phân phối nước ngoài. Trước mắt, ưu tiên đối với các ngành hàng XK có thế mạnh, có tiềm năng XK vào các hệ thống phân phối lớn tại các thị trường trọng điểm.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và kết nối với các hệ thống phân phối tại ASEAN (tham khảo kinh nghiệm của các nước ASEAN như Singapore, Thái Lan,

Malayysia, Philippines).

+ Hỗ trợ các DN trong hoạt động sản xuất, phát triển mẫu mã sản phẩm, xây dựng thương hiệu hàng hóa XK phù hợp với yêu cầu của các hệ thống phân phối tại thị trường ASEAN.

+ Ưu tiên thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại và kết nối với các hệ thống phân phối tại các thị trường ASEAN trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia theo quy định của pháp luật.

+ Tăng cường hoạt động của các Thương vụ, văn phòng xúc tiến thương mại ở ASEAN trong việc hỗ trợ các DN tìm hiểu, kết nối và XK trực tiếp vào các hệ thống phân phối nước ngoài.

+ Nhân rộng Chương trình Tuần hàng Việt Nam ra tất cả các nước thành viên của ASEAN, các hệ thống phân phối lớn tại hệ thống phân phối lớn tại các nước Đông Nam Á đã có hiện diện thương mại tại Việt Nam; hỗ trợ DN trong nước mang hàng hóa trưng bày, giới thiệu tại các Chương trình Tuần hàng Việt Nam.

+ Đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu, chú trọng hoạt động truyền thông quốc tế và đổi mới phương thức truyền thông theo hướng đưa thông tin trực tiếp trên các kênh truyền thông, báo chí tại các thị trường ASEAN.

+ Xây dựng các đầu mối NK, bán hàng tại các thị trường mục tiêu để tăng cường khả năng cung ứng hàng hóa trực tiếp vào hệ thống phân phối nước ngoài; mở các cơ sở, địa điểm bảo hành sản phẩm để hỗ trợ cho XK trực tiếp vào các hệ thống phân phối tại các thị trường ASEAN.

+ Nghiên cứu, đề xuất, đàm phán với các hệ thống phân phối tại các thị trường ASEAN, tập trung vào các thỏa thuận, cam kết về số lượng, chủng loại sản phẩm, hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam được phân phối trong mạng lưới của các hệ thống phân phối tại các thị trường ASEAN.

Bên cạnh đó, ưu tiên thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại và kết nối với các hệ thống phân phối nước ngoài trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến thương mại

quốc gia theo quy định của pháp luật; tăng cường hoạt động của các Thương vụ, văn phòng xúc tiến thương mại ở nước ngoài trong việc hỗ trợ các DN tìm hiểu, kết nối và XK trực tiếp vào các hệ thống phân phối ở các nước ASEAN.

Thúc đẩy DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tạ i Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực phân phối tham gia đầu tư sản xuất để XK hàng hóa vào hệ thống phân phối tại các thị trường ASEAN

+ Tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phân phối nhằm tăng cường hợp tác và tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam XK thông qua hệ thống cơ sở, chi nhánh bán lẻ của các hệ thống phân phối tại các thị trường ASEAN.

+ Khuyến khích, hỗ trợ các tập đoàn phân phối đa quốc gia và DN có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh phân phối đang hoạt động tại Việt Nam đầu tư, liên kết, hợp tác với các cơ sở, DN sản xuất trong nước để phát triển nguồn hàng cho hệ thống phân phối toàn cầu của tập đoàn, DN đó.

Khuyến khích, tạo điều kiện thành lập kho ngoại q uan để cung ứng hàng hóa kịp thời cho các hệ thống phân phối tại các thị trường ASEAN (tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xây dựng và khai thác các kho ngoại quan)

Nghiên cứu, xác định địa điểm phù hợp và đàm phán với các đối tác (Chính phủ, cơ quan chức năng, doanh nghiệp nước bạn ) để thành lập kho ngoại quan hàng hóa Việt Nam ở các thị trường ASEAN dựa trên các yếu tố về chính sách ưu đãi, tiềm năng thị trường, khoảng cách tới các địa bàn lân cận, vị trí địa lý trên các tuyến đường vận tải quốc tế nhằm nâng cao khả năng cung ứng hàng hóa kịp thời, thuận lợi vào các hệ thống phân phối nước ngoài.

Nâng cao năng lực các DN sản xuất, XK Việt Nam đá p ứng yêu cầu của các hệ thống phân phối tại các thị trường ASEAN (tham khảo kinh nghiệm phát triển sản xuất của Thái Lan)

+ Hỗ trợ, hướng dẫn các DN nâng cao năng lực quản trị, công nghệ, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của các hệ thống phân phối tại các thị trường ASEAN và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

+ Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, tư vấn và đào tạo cho các DN sản xuất, chế biến hàng XK về các quy trình quản lý, tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa của các hệ thống phân phối tại các thị trường ASEAN

+ Hỗ trợ DN nâng cao hiệu quả sử dụng Chứng nhận xuất xứ khi XK sang ASEAN.

+ Hỗ trợ DN xây dựng thương hiệu sản phẩm phù hợp với các định hướng, tiêu chí tại từng thị trường ASEAN như đã phân tích ở trên.

b) Các giải pháp từ các doanh nghiệp, hiệp hội

Các Hiệp hội ngành hàng cần tích cực tổ chức cho các DN hội viên tham gia các hoạt động đưa hàng Việt ra thị trường ASEAN thông qua thực hiện Đề án "Thúc đẩy DN Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020"; kết nối cung cầu với hệ thống siêu thị có vốn đầu t ư nước ngoài hiện diện tại Việt Nam; tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, nhất là hoạt động giới thiệu sản phẩm và kết nối giao thương giữa Việt Nam và các bạn hàng ASEAN.

Tổ chức các cuộc đàm phán chính thức với các Hiệp hội tương ứng của các nước bạn trong ASEAN để xây dựng chính sách phân phối ổn định lâu dài, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Các hiệp hội ngành hàng của Thái Lan đã rất thành công trong việc tiên phong thâm nhập và phát triển mạng lưới phân phối tại các thị trường xuất khẩu. Kinh nghiệm của họ có thể là bài học tham khảo tốt cho các hiệp hội ngành hàng của Việt Nam. Đồng thời, việc hợp tác vơi các hiệp hội của các nước bạn cũng giúp Việt Nam tận dụng tốt các kênh phân phối của đối tác để cộng sinh.

Để xây dựng được mạng lưới phân phối cần ý thức liên kết của các DN và vai trò hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, trong quá trình thâm nhập hoặc thiết lập mạng lưới phân phối tại các thị trường ASEAN cần nắm được những định hướng lớn về phát triển thị trường cũng như kế hoạch triển khai của các đối tác, đối thủ để từ đó tránh được nguy cơ và tổn thất do các hoạt động mang tính tự phát.

+ Trước tiên, DN có thể tham khảo các kết quả nghiên cứu thị trường do các cơ quan chức năng, các công ty nghiên cứu thị trường thực hiện hoặc tự tổ chức nghiên cứu thị trường theo hình thức thực địa.

+ Đối với các thị trường ASEAN, do thuận lợi trong việc di chuyển (khoảng cách gần, không phải xin visa…), nên khuyến khích các hiệp hội và DN thường xuyên tổ chức nghiên cứu thị trường trực tiếp tại các nước bạn hàng.

Trong đó đặc biệt chú ý đến qui chuẩn của ngành hàng; về giá cả, số lượng, màu sắc hàng hoá, kích cỡ hàng hoá; tỷ lệ phần trăm cho tiếp thị quảng cáo, những điều khoản hỗ trợ bên mua và những yêu cầu với nhà cung cấp... Tất cả được cập nhật, vi tính hoá,

trình bày rõ ràng, minh bạch để các thành viên khác trong mạng lưới phân phối có sự tin tưởng.

c) Các giải pháp từ các cơ quan nghiên cứu, thông tin, truyền thông

Các cơ quan nghiên cứu, thông tin, truyền thông bám sát định hướng, chủ động, tích cực trong công tác nghiên cứu, dự báo thị trường, cung cấp thông tin và truyền thông về các thị trường ASEAN để cung cấp thông tin cho các DN Việt Nam trong quá trình thâm nhập và xây dựng, phát triển phân phối hàng công nghiệp tại các thị trường này.

Đa dạng hóa, tăng cường ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, lựa chọn các kênh, phương thức truyền thông phù hợp với từng thị trường, phân khúc thị trường để tăng hiệu quả công tác thông tin, truyền thông, quảng bá cho các sản phẩm công nghiệp của Việt Nam tới cộng đồng DN, người tiêu dùng tại các thị trường ASEAN.

Một phần của tài liệu 1810219 (Trang 121 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w