Đối với thị trường Indonesia:

Một phần của tài liệu 1810219 (Trang 129 - 130)

7. Nội dung nghiên cứu

3.3.2.2. Đối với thị trường Indonesia:

a) Xác định nhu cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng mạng lưới phân phối

Indonesia là một thị trường mở từ rất lâu nên hiện nay chủng loại hàng hóa rất đa dạng với áp lực cạnh tranh lớn, tuy nhiên các DN Việt Nam vẫn có cơ hội tại đây nếu tìm ra thị trường ngách cho riêng mình.

Thị trường Indonesia sẽ tăng trưởng đáng kể trong lĩnh vực xây dựng do tăng thu nhập khả dụng và tăng chi tiêu của chính phủ cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn. Nhu cầu duy trì của Indonesia đối với việc mở rộng công nghiệp, dân cư và cơ sở hạ tầng đã tạo ra nhu cầu lớn đối với nhiều sản phẩm công nghiệp. Một số mặt hàng có nhiều triển vọng để xây dựng mạng lưới phân phối tại Indonesia trong thời gian tới gồm: dệt may, da giầy; gốm sứ, thủy tinh phục vụ cả xây dựng, sản xuất công nghiệp và tiêu dùng; các sản phẩm gia dụng và sản phẩm tiêu dùng khác trong đó có sản phẩm nhựa; dây điện và dây cáp điện; máy móc thiết bị phụ tùng tập trung vào máy bơm nước; máy phát điện; máy móc, thiết bị cơ khí.

b) Xây dựng mạng lưới phân phối:

Trường hợp XK và phân phối gián tiếp :

Để xây dựng hệ thống phân phối riêng cạnh tranh với các thương hiệu lớn như Indomaret, Alfamart là rất khó khăn và thực tế cho thấy rất khó để trực tiếp đưa hàng vào kênh bán hàng hiện đại, vì các dòng sản phẩm hiện nay đều đã có đường đi riêng.

Vì vậy khi mới thâm nhập thị trường, các DN có thể lựa chọn hợp tác với một nhà phân phối uy tín của Indonesia. Cần lựa chọn các nhà phân phối vốn đã thông thuộc thị trường này, vốn đã thông thuộc thủ tục và có sẵn giấy phép NK do xin giấy phép NK vào thị trường này phải mất thời gian khoảng 6 tháng. Có thể phối hợp với các doanh nhân ở Indonesia theo giới thiệu của các cơ quan thương vụ, văn phòng thương mại của Việt Nam và Indonesia để phân phối hàng hóa do hệ thống phân phối ở Indonesia tương đối tốt..

+ Các DN Việt Nam khi đưa hàng vào thị trường này, tốt nhất không nên cố cạnh tranh về giá so với hàng nội địa bởi chắc chắn theo không nổi mà nên chú trọng vào chất

lượng, sản phẩm độc đáo, có bản sắc riêng. Mặt khác, hiện nay người tiêu dùng Indonesia vẫn đang quen với sản phẩm nội địa, nên các DN cần tăng cường quảng bá sản phẩm thông qua chuỗi các hoạt động tiếp thị tại các hệ thống siêu thị khác nhau để người tiêu dùng làm quen với cách sử dụng các sản phẩm từ Việt Nam.

Đối với sản phẩm thực phẩm, cần có chứng chỉ Halal sẽ tiếp cận được toàn bộ thị trường. Tuy nhiên, DN cũng có thể xin những chứng chỉ khác cũng do cơ quan chức năng của Indonesia cấp để NK vào Indonesia (thủ tục ít phức tạp hơn) nhưng với những loại chứng chỉ này chỉ có thể tiếp cận 60% thị trường.

Trường hợp XK và phân phối trực tiếp :

Để tiếp cận và XK trực tiếp vào thị trường Indonesia thành công, DN Việt Nam cần cân nhắc thực hiện:

+ Tích cực tham gia vào các triển lãm, hội chợ thương mại lớn tại Indonesia; + Thường xuyên khảo sát thị trường và đầu tư thời gian để thiết lập quan hệ lâu bền với các đối tác bởi thị trường này rất coi trọng các mối quan hệ kinh doanh lâu bền;

+ Mở văn phòng đại diện hoặc có đại lý ở Indonesia để đảm nhiệm tốt việc gây dựng thương hiệu, thực hiện các dịch vụ bảo đảm, bảo hành, khuyến mãi, hậu mãi. Cần lưu ý thời gian thích hợp nhất để thực hiện việc này là từ tháng 9 đến tháng 6. Khi gặp một nhân vật cao cấp phía Indonesia, cần phải bố trí người có địa vị tương ứng của bên mình để giao dịch, đàm phán.

Một phần của tài liệu 1810219 (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w