Những xu hướng mới

Một phần của tài liệu 1810219 (Trang 34 - 36)

7. Nội dung nghiên cứu

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1.2. Những xu hướng mới

Đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin, vận dụng những công nghệ mới để phát triển mạng lưới phân phối

Ví dụ tiêu biểu là 7Eleven của Nhật Bản: đầu tư và o hệ thống thông tin tiên tiến nhất dùng trong ngành công nghiệp bán lẻ đó là hệ thống PÓ và trạm đa phương tiện. Với việc đầu tư áp dụng hệ thống PÓ hệ thống theo dõi một cách khắt khao sự thay đổi cảm nhận của khách hàng, 7Eleven của Nhật đã phát hiện sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng trước các công ty đối thủ cạnh tranh. Qua đó, hệ thống các cửa hàng 7Eleven của Nhật đã có thể đáp ứng kịp thời sự thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng, trong khi các hệ thống siêu thị khác do không nắm bắt được sự thay đổi trên đã gặp phải kinh doanh đình trệ.

Xây dựng mạng lưới phân phối thông qua việc mua lại các kênh phân phối lớn

Trong những năm gần đây, xu hướng mua lại những hệ thống bán lẻ, siêu thị cả nội địa và quốc tế có tên tuổi nhưng kinh doanh không thành công ở nơi dự kiến thâm nhập. Ví dụ như hiện tượng WalMart đầu tư một tỷ US D mua lại TrustMart, một hệ thống siêu thị do Đài Loan sở hữu với hơn 100 cửa hàng lớn ở 20 tỉnh của Trung Quốc.

Đầu tư phát triển logistics và các dịch vụ bổ trợ cho mạng lưới phân phối:

Đầu tư vào logistics là một trong những xu hướng mới để tạo ra ưu thế vượt trội cho một hệ thống phân phối. Ví dụ, Metro Cash Carry đã đầu tư gần 2025 triệu euro trang bị hệ thống cung ứng hàng kho lạnh, xe chuyên dụng, thiết bị kiểm tra, bảo quản hàng hóa,... theo chuẩn Metro và gần 800.000 euro cho công tác huấn luyện lao động để đảm bảo sự mở rộng của hệ thống phân phối của họ trên toàn thế giới.

Ngoài ra, các nhà phân phối trên thế giới cũng tạo ra sự hậu thuẫn lớn cho hệ thống của họ bằng cách đa dạng hóa dịch vụ bằng cách cửa hàng kinh doanh thêm các dịch vụ bổ trợ như thanh toán bằng thẻ tín dụng, nhận thanh toán cho bán hàng qua mạng,...

Thúc đẩy tiêu thụ, XK thông qua các tập đoàn phân phối đa quốc gia

Việc thúc đẩy các DN XK trực tiếp hàng hóa vào các chuỗi phân phối nước ngoài là rất quan trọng. Đây là biện pháp rút ngắn các khâu trung gian, đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng các nước..

KNXK hàng Việt qua kênh siêu thị nước ngoài sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới khi mới đây Chính phủ đã thông qua Đề án thúc đẩy các DN Việt Nam trực tiếp tham gia các mạng phân phối nước ngoài.

Liên kết để thực hiện các dịch vụ hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả phân phối:

Do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao hơn, mỗi sản phẩm được phân phối tại thị trường XK ngày nay cần có các dịch vụ kèm theo như bảo hành, dịch vụ chăm sóc khách hàng, khuyến mãi, hậu mãi hoặc thậm chí là các hoạt động thu hồi…Các dịch vụ này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của hàng hóa và thương hiệu.

Các nhà XK nếu không thể trực tiếp thực hiện các dịch vụ đó hoặc việc trực tiếp thực hiện không hiệu quả, thì thường liên kết với các thành viên khác trong mạng lưới phân phối của mình ở nước ngoài để thực hiện các dịch vụ trên.

Một phần của tài liệu 1810219 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w