Lý luận về các sản phẩm công nghiệp có thế mạnh của Việt Nam và lý do lựa chọn các

Một phần của tài liệu 1810219 (Trang 31 - 33)

7. Nội dung nghiên cứu

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.4. Lý luận về các sản phẩm công nghiệp có thế mạnh của Việt Nam và lý do lựa chọn các

chọn các sản phẩm để nghiên cứu của đề tài

Việc xác định các sản phẩm công nghiệp có thế mạnh của Việt Nam gần đây nhất có thể thấy trong kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 2020, xét đến năm 2025, Ban hành kèm theo Quyết định số 598/QĐTT g ngày 25 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 2020; xét đến năm 2025.

Theo đó, trong các nhiệm vụ đặt ra, nhiệm vụ số 3, mục III. có nêu rõ: “ Phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên nhằm tạo tác động lan tỏa cho toàn ngành công nghiệp”, ngoài nhóm nông lâm thủy sản và năng lượng tái tạo không nằm trong khuôn khổ đề tài thì các sản phẩm công nghiệp ưu tiên gồm có:

Đẩy mạnh phát triển sản phẩm cơ khí, ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực như: ô tô, các sản phẩm máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, thiết bị y tế, linh kiện phụ tùng ô tô, đóng tàu biển...

Tăng cường công tác xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu đối với các sản phẩm công nghiệp, ngành công nghiệp Việt Nam ưu tiên và thương hiệu của các DN công nghiệp Việt Nam; tập trung nguồn lực triển khai Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hằng năm vào các ngành công nghiệp Việt Nam có thế mạnh như chế biến thực phẩm, đồ uống, dệt may, da giày...

Như vậy có thể các nhóm hàng được ưu tiên gồm có: các ngành công nghiệp Việt Nam có thế mạnh như chế biến thực phẩm, đồ uống, dệt may, da giày, ô tô, các sản phẩm máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, thiết bị y tế, linh kiện phụ tùng ô tô, đóng tàu biển; sản phẩm năng lượng tái tạo...

Đi sâu vào việc phát triển hệ thống phân phối, Kế hoạch này đề ra nhiệm vụ “Xây dựng và nâng cấp chuỗi giá trị các sản phẩm của các ngành công nghiệp như dệt may, da giày, hóa chất, thực phẩm, điện tử... nhằm nâng cao giá trị gia tăng và khả năng tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, khai thác một cách có hiệu quả quá trình hội nhập và tự do hóa thương mại mạnh mẽ trong thời gian qua; phát triển thí điểm cụm liên kết ngành công nghiệp trong một số ngành công nghiệp ưu tiên; đẩy mạnh các hoạt động đưa hàng Việt Nam vào hệ thống phân phối của các thương hiệu nước ngoài”.

Trong khuôn khổ đề tài này, do chủ thể tập trung là các sản phẩm công nghiệp có thế mạnh tại thị trường ASEAN, nên nhóm nghiên cứu dựa trên 3 tiêu chí chính gồm:

Lựa chọn trong các sản phẩm công nghiệp có thế mạ nh đã được xác định trong Kế hoạch tái cơ cấu ngành công nghiệp giai đoạn 2018 2020, xét đến năm 2025, đặc biệt là các sản phẩm được xác định trong nhiệm vụ phát triển hệ thống phân phối tại các thị trường nước ngoài như dệt may, da giày, hóa chất, điện tử, máy móc thiết bị công nghiệp như đã nêu trên;

Các sản phẩm có KNXK cao sang thị trường này trong 5 năm trở lại đây gồm điện thoại, linh kiện, máy móc thiết bị phụ tùng, sắt thép, dệt may, thủy tinh, gốm sứ, nhựahóa chất;

Dựa vào đặc điểm tiêu thụ, phân phối của các nhóm hàng hóa nói chung trên cơ sở lý luận về mạng lưới phân phối ở trên.

Từ điểm giao thoa của các tiêu chí trên, nhóm thực hiện đề tài phân chia các sản phẩm công nghiệp có thế mạnh XK sang thị trường ASEAN gồm có:

+ Nhóm 1: Các sản phẩm tiêu dùng thường được phân phối đại trà trên diện rộng

như dệt may, giầy dép, gốm sứ thủy tinh, sản phẩm nhựa (sau đây gọi tắt là Nhóm 1). Đây là nhóm sản phẩm có nhiều triển vọng, cần tập trung xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối tại thị trường ASEAN

+ Nhóm 2: Nhóm các sản phẩm công nghiệp nặng do các DN Việt Nam sản xuất

và XK, có kim ngạch lớn nhưng đi theo các kênh phân phối chuyên ngành, không đại trà như: sắt, tôn, thép, máy móc thiết bị phụ tùng (sau đây gọi tắt là nhóm 2)

+Nhóm 3: Nhóm hàng điện tử gồm điện thoại, linh kiện, máy tính, điện tử. Nhóm

này có KNXK sang ASEAN lớn nhất trong số các sản phẩm công nghiệp của Việt Nam nhưng chủ yếu các DN FDI thực hiện và đi theo mạng lưới phân phối của họ. Ví dụ các công ty FDI lớn như Samsung, LG, Synopex (Hàn Quốc), Canon, Panasonic, Meiko (Nhật Bản), Sonion (Đan Mạch) hiện chiếm phần lớn trị giá XK nhóm hàng này sang ASEAN. Là các công ty đa quốc gia, với thương hiệu nổi tiếng toàn cầu, các công ty này đã thiết lập được các kênh phân phối vững chắc trong chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu của họ. Các DN Việt Nam chỉ tham gia một phần nhỏ vào chuỗi cung ứng, các sản phẩm hiện chủ yếu được tiêu thụ trong nước hoặc được gia công XK theo hợp đồng gia công của đối tác nước ngoài, hoặc tham gia cung ứng đầu vào cho các DN FDI.

Do đó, trong khuôn khổ đề tài này sẽ tập trung vào các mặt hàng thuộc Nhóm 1 và nhóm 2 để phân tích. Việc nghiên cứu các xây dựng mạng lưới phân phối cho các mặt hàng thuộc nhóm 3 sẽ chỉ khả thi và cần thiết khi năng lực sản xuất của chính các DN Việt Nam đủ lớn để tạo ra nguồn hàng ổn định, có khả năng cạnh tranh để phân phối trên diện rộng vào các thị trường này.

Một phần của tài liệu 1810219 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w