Bất cập của pháp luật giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đông tín dụng liên quan đến “ủy quyền”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tại đà nẵng (Trang 41 - 43)

- Xác định tài sản chung của hộ gia đình

2.1.4. Bất cập của pháp luật giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đông tín dụng liên quan đến “ủy quyền”

đảm thực hiện hợp đơng tín dụng liên quan đến “ủy quyền”

Đây là một chế định pháp lý được quy định trong BLDS năm 2015 và gây nhiều tranh cãi, nhận thức khơng thống nhất trong q trình Tịa án giải quyết tranh chấp.

Thứ nhất: Thời hạn ủy quyền

BLDS năm 2015, cũng như các BLDS trước đây, chưa đưa ra khái niệm trực tiếp về “thời hạn ủy quyền”, mà chỉ khái quát một cách chung chung như

“thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền” (theo Khoản 1, Điều 140, BLDS năm 2015).

Văn bản ủy quyền là văn bản thể hiện ý chí của chủ thể ủy quyền. Tuy nhiên,

khơng phải lúc nào ý chí của chủ thể ủy quyền đều được Tịa án cơng nhận một cách tuyệt đối và điển hình trong vấn đề này là “thời hạn ủy quyền”. Theo đó, có 02 quan điểm khác nhau về “thời hạn ủy quyền”:

(1) Quan điểm 1: Thời hạn ủy quyền là khoản thời gian bên được ủy quyền thực

hiện công việc nhân dân bên ủy quyền, quá thời hạn được ghi trong văn bản ủy quyền thì nội dung ủy quyền đương nhiên được chấm dứt. Nếu bên được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện thì được xem là vi phạm nội dung ủy quyền, trừ trường hợp bên ủy quyền biết mà không phản đối.

(2) Quan điểm 2: Thời hạn ủy quyền là khoản thời gian bên được ủy quyền được

tiến hành các thủ tục để thực hiện nội dung ủy quyền. Tuy nhiên, khi nội dung ủy quyền được xác lập trên thực tế thì thời gian thực hiện nội dung bao lâu có thể phụ thuộc vào văn bản ủy quyền (nếu có thỏa thuận về thời hạn chấm dứt ủy quyền), có thể phụ thuộc vào ý chí của người được đại diện với người thứ ba nếu văn bản ủy quyền khơng có thỏa thuận về thời hạn chấm dứt ủy quyền.

Nhận xét: Từ thực trạng nêu trên cho thấy cùng một văn bản ủy quyền đã thỏa thuận về “thời hạn ủy quyền” đã tạo ra 02 quan điểm khác nhau dẫn đến 02 hậu quả

pháp lý khác nhau khi giải quyết tranh chấp. Đây là một bất cập cần phải khắc phục.

Thứ hai: Phạm vi đại diện

- Người đại diện theo ủy quyền chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự theo “nội dung ủy quyền” (Điểm c, Khoản 1, Điều 141, BLDS năm 2015).

- Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại

diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Khoản 3, Điều 141, BLDS năm 2015).

Tại đây, Tranh cãi xoay quanh vấn đề “thế nào là xác lập thực hiện giao dịch

với chính mình”, “thế nào là xác lập thực hiện giao dịch với người thứ ba”.

Theo quy định tại Khoản 5, Điều 144, BLDS năm 2005 thì “người đại diện khơng được xác lập, thực hiện các giao dịch với chính mình hoặc người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Như vậy, BLDS qua cả hai thời kỳ đều không định nghĩa rõ “Thế nào là xác lập,

thực hiện giao dịch dân sự với chính mình”, “Thế nào là xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với người thứ ba”. Và vấn đề giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ

ba thường đặt ra tại các hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác, trong đó người khác thường là một doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tại đà nẵng (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)