Các vấn đề vướng mắc, khó khăn và nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót về hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tại đà nẵng (Trang 68 - 71)

- Việc thẩm định hiện trạng tài sản thế chấp của Ngân hàng còn thờ ơ, lỏng lẻo và mang tính chủ quan cụ thể:

2.3. Các vấn đề vướng mắc, khó khăn và nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót về hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp về

thiếu sót về hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại Đà Nẵng

Thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm để thực hiện hợp đồng tín dụng cho thấy những hạn chế, vướng mắc bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Một là, pháp luật liên quan đến tài sản thế chấp còn nhiều bất cập; chồng chéo

mâu thuẫn, chưa đồng bộ; thiếu cụ thể, chưa rõ ràng.

Pháp luật liên quan đến tài sản thế chấp để bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng mặc dù thường xuyên được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện như BLDS năm 2015, Luật Đất Đai năm 2013… nhưng đến nay vẫn còn nhiều bất cập, chưa rõ ràng; Luật Đất đai năm 2013, BLDS năm 2015 chưa đủ các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Có những chủ thể lợi dụng việc thiếu thống nhất và chưa rõ ràng của pháp luật để có những thỏa thuận vi phạm nội dung pháp luật đã cấm… gây khơng ít khó khăn cho hoạt động xét xử của Tịa án.

Hai là, Cơng tác tổ chức thực hiện pháp luật cịn yếu kém.

Cơng tác tun truyền, phổ biến pháp luật chi cán bộ, người dân chưa được triển khai rộng rãi và hiệu quả. Ngay cả các cán bộ trong cơ quan pháp luật như TAND, VKSND,… có khi nắm khơng vững các quy định của pháp luật dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian xét xử vụ án.

Ba là, do những yếu kém về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của một cán

bộ, công chức, viên chức nhà nước…. Những yếu kém về trình độ, năng lực dẫn đến những sai sót, nhầm lẫn trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trong nhận xét đánh giá chứng cứ khi xét xử vụ án; yếu kém về đạo đức dẫn đến việc vô trách nhiệm trong quản lý, trong giải quyết tranh chấp như làm sai lệch hồ sơ vụ án, tham nhũng…

Bốn là, Vướng mắc về thẩm định tài sản

Điều 101 BLTTDS năm 2015 quy định về việc thẩm định tài sản một cách chung chung, cụ thể: “mô tả rõ hiện trường” nên Tòa án chỉ xem xét bằng mắt, khơng đo đạc, dẫn đến tình trạng diện tích đất thực tế có sai lệch so với sổ đỏ. Đến khi bản án được tuyên và quá trình thi hành án diễn ra thì mới phát hiện có sự chồng lấn đất của nhau… nên khơng thể thi hành.

Về phía Ngân hàng: Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất đã được chuyển nhượng cho người khác nhưng chưa làm thủ tục chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng đã sinh sống trên mảnh đó và đã xây dựng nhà ở kiên cố nhưng bên chuyển nhượng (chủ cũ) vẫn đem tài sản đó thế chấp cho Ngân hàng để vay tiền bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn đứng tên của chủ cũ trên giấy tờ. Cán bộ Ngân hàng khi cho vay thì lại chủ quan hoặc do sức ép doanh số, chỉ cần có sổ đỏ đã tiến hành lập thủ tục cho vay mà đi thẩm định thực tế để kiểm tra tài sản trên đất là của ai, ai đang sinh sống trên tài sản thế chấp, ý kiến của những người đang sinh sống trên tài sản thế chấp đó là như thế nào, hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thế chấp như thế nào, đến khi xử lý tài sản thì xảy ra tranh chấp. Đặc biệt, có trường hợp rất phổ biến là trên đất thế chấp có nhiều tài sản là vật kiến trúc, trong đó có tài sản của chủ đất (người đứng tên trong giấy chứng nhận), có tài sản là của người khác nhưng khi lập hợp đồng thế chấp thì khơng có ý kiến của những người có tài

sản trên đất thế chấp đó.

Tiểu kết Chương 2

Từ thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng của Tịa án nhân dân tại Đà Nẵng đã làm sáng tỏ được nhiều bất cập từ pháp luật, mà những bất cập đó đã tác động tiêu cực đến hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân tại Đà Nẵng để giải quyết tranh chấp về lĩnh vực này. Bên cạnh những kết quả đạt được trong hoạt động xét xử tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, Tịa án nhân dân tại Đà Nẵng đã bộc lộ khơng ít những sai lầm, hạn chế gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự mà nguyên nhân của nó xuất phát từ các yếu tố khách quan lẫn yếu tố chủ quan, trong đó có cả yếu tố pháp luật và yếu tố con người. Tác giả đã nhận dạng nhiều bất cập của pháp luật có tính phổ biến tác động tiêu cực đến hoạt động xét xử giải quyết tranh chấp của Tòa án tại Đà Nẵng và nhận diện được 7 dạng sai lầm có tính phổ biến trong hoạt động giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện Hợp đồng tín dụng với hàng chục vụ án để chứng minh cho các sai lầm đó (tuy nhiên trong đó có cả việc chứng minh cho những phán quyết đúng pháp luật giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp của các Tịa án có thẩm quyền). Đây có thể nói là một điểm nhấn trong việc nghiên cứu của tác giả. Qua việc xác định những bất cập từ pháp luật, từ thực tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân tại Đà Nẵng, tác giả xác định được những nguyên nhân của những bất cập và tồn tại thiếu sót đó để đề xuất các giải pháp khoa học, sát thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng của Tịa án nhân dân tại Đà Nẵng. Vấn đề này sẽ được luận giải tại Chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tại đà nẵng (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)