Đầu tiên cần xác định là khi tiến hành xác lập Hợp đồng tín dụng thì đi kèm với đó là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Theo quy định tại Điều 292 BLDS năm 2015 thì hiện nay pháp luật thừa nhận có 09 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, tuy nhiên trong quan hệ hợp đồng tín dụng có 05 biện pháp được sử dụng gồm: cầm cố, thế chấp, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp và cũng được gọi là các hợp đồng bảo đảm. Các tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm và trong luận văn này là các tranh chấp liên quan đến tài sản thế chấp thường gặp như:
- Tài sản thế chấp khơng cịn trên thực tế;
- Một tài sản thế chấp được sử dụng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ khác nhau và xảy ra tranh chấp giữa các bên nhận bảo đảm;
- Tài sản thế chấp không thuộc quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp của bên thế chấp…
Vì vậy, giải quyết tranh chấp tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng là một dạng trong vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng. Do đó, các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng gồm:
- Hòa giải, thương lượng là biện pháp tốt nhất, tuy nhiên khi đã có tranh chấp xảy ra thì việc các bên có thể ngồi lại với nhau để tìm tiếng nói chung là rất khó.
- Nếu sự thỏa thuận khơng mang lại hiệu quả, thì có hai phương thức mà các bên thường lựa chọn để giải quyết tranh chấp là: (1) Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài; (2) Giải quyết tranh chấp bằng Tịa án.
Trong đó:
Tranh chấp được giải quyết bẳng trọng tài thương mại nếu có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010 gồm:
+ Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;
+ Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại;
+ Tranh chấp giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bẳng Trọng tài. Tranh chấp được giải quyết bằng Tòa án:
Theo quy định tại Điều 186 BLTTDS năm 2015 thì các bên tranh chấp có quyền khởi kiện yêu cầu Tịa án giải quyết tranh chấp. Có 02 trường hợp có thể xảy ra trong trường hợp này được xác định như sau:
+ Tranh chấp được xác định là vụ án dân sự thông thường theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 BLTTDS năm 2015 nếu Hợp đồng tín dụng được xác lập giữa tổ chức, cá nhân khơng có đăng ký kinh doanh và bên vay khơng sử dụng biện pháp cấp tín dụng vào mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.
+ Tranh chấp được xác định là vụ án kinh doanh, thương mại theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 BLTTDS năm 2015 nếu Hợp đồng tín dụng được xác lập giữa tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và có lợi nhuận
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 BLTTDS năm 2015 thì cả 02 trường hợp trên đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân cấp huyện theo thủ tục sơ thẩm. Ngồi ra, Tịa án nhân dân cấp Tỉnh có thẩm quyền xét xử theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nếu xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tịa án nhân dân cấp huyện.
Thơng thường khi giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường Tịa án thì phải tn theo các ngun tắc sau:
+Nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự, xét xử vụ án dân sự phải có Hội thẩm tham gia.
+ Nguyên tắc hòa giải; Nguyên tắc các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh; Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử; Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự.
+ Nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, cơng bằng, cơng khai; Ngun tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự.