- Xác định tài sản chung của hộ gia đình
2.1.3. Bất cập của pháp luật giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng liên quan đến “cơng chứng, chứng thực hợp
đảm thực hiện hợp đồng tín dụng liên quan đến “cơng chứng, chứng thực hợp đồng giao dịch”
Công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp là điều kiện cơ bản để giao dịch bảo đảm có hiệu lực. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau như nhận thức pháp luật về công chứng, chứng thực chưa đầy đủ, luật pháp phức tạp hay do các yếu tố tiêu cực nên đã dẫn đến các tình trạng như: Vi phạm các điều kiện bắt buộc liên quan đến Hợp đồng thế chấp/bảo lãnh khi công chứng, chứng thực (ký hợp đồng tại nhà, không ký trước mặt người cơng chứng; khi ký hợp đồng khơng có mặt của chủ sở hữu tài sản, bị 01 đồng sở hữu giả chữ ký; Công chứng viên không ký vào từng trang của văn bản; người yêu cầu công chứng, chứng thực bị câm điếc bẩm sinh, không biết chữ; ngày tháng ghi trong hợp đồng không trùng với ngày cơng chứng Cơng chứng viên cơng chứng). Từ đó dẫn đến hợp đồng thế chấp mặc dù được công chứng nhưng lại bị tuyên vô hiệu do vi phạm các điều kiện bắt buộc của pháp luật.
Về công chứng hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai: Luật công chứng hiện hành khơng có quy định về công chứng giao dịch thế chấp tài sản hình thành trong tương lai; cụ thể, trong hồ sơ u cầu cơng chứng phải có Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với loại tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó. Quy định này là rào cản làm cho nhiều hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai bị từ chối công chứng. Do hợp đồng không được cơng chứng nên sẽ khơng có giá trị pháp lý, dẫn đến quá trình xét xử vụ án sẽ phức tạp, Tịa án phải tiến hành lấy lời khai, thu thập chứng cứ… đế xác định nội dung quan hệ thế chấp, vụ án sẽ bị kéo dài, ảnh hưởng đến quyền lợi ích của bên nhận thế chấp và bên thế chấp.