- Xác định tài sản chung của hộ gia đình
2.1.6. Bất cập của pháp luật giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng mà tài sản thế chấp có ngn gốc từ “Thừa kế”
thực hiện hợp đồng tín dụng mà tài sản thế chấp có ngn gốc từ “Thừa kế”
Đối với tranh chấp hợp đồng tín dụng liên quan đến tài sản thế chấp là bất động sản theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mà có nguồn gốc từ thừa kế , thì đa số tại các phiên hòa giải mà các đương sự là Ngân hàng, với khách hàng vay đều "thỏa thuận thành" về phương thức "nếu đến hạn mà
khách hàng khơng trả được nợ thì Ngân hàng được quyền phát mãi tài sản đề thu hồi nợ”, thỏa thuận thành này được công nhận bằng một quyết định của Tịa án với tên gọi: "Quyết định cơng nhận thỏa thuận của các đương sự" và bước đầu Ngân hàng tưởng chừng như sẽ thu hồi được nợ bằng cách xử lý tài sản bảo đảm khi khách hàng mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, pháp luật về thừa kế là một chế định pháp luật phức tạp, ngay cả các cơ quan bảo vệ pháp luật như Tòa án còn sai lầm khi giải quyết vụ án, vụ việc như khơng đưa những cá nhân, những tổ chức có liên quan đến việc thừa kế vào tham gia tố tụng để đánh giá tính hợp pháp về giấy chứng nhận mà có nguồn gốc từ thừa kế; dẫn đến tình trạng bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới sẽ bị hủy bằng một Bản án, Quyết định của Tòa án cấp trên. Đặc biệt, khi Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự giữa Ngân hàng và khách hàng bị hủy thì Ngân hàng đứng trước nguy cơ khơng thể xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Vì vậy, khi nhận thế chấp tài sản bảo đảm dưới hình thức giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, cán bộ tín dụng Ngân hàng cần nắm vững kiến thức pháp luật về thừa kế và pháp luật có liên quan. Thực tiễn trong hoạt động tín dụng và xét xử gặp khơng ít vướng mắc từ lĩnh vực này.
Thứ nhất: Vướng mắc về thừa kế theo di chúc
Theo Điều 630 BLDS năm 2015 quy định:
“5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý
chí cuối cùn của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi
người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được Cơng chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”
Với quy định tại Khoản 5 Điều này, thì di chúc miệng nếu không được công chứng hoặc chứng thực trong thời hạn 05 ngày làm việc thì sẽ mất hiệu lực có thể dẫn đến hậu quả là di chúc khơng có giá trị pháp lý và tài sản sẽ khơng được chia theo di chúc này theo đúng tâm tư, nguyện vọng của người để lại di chúc. Tuy
nhiên, Điều luật lại không quy định cụ thể nghĩa vụ thực hiện việc công chứng hoặc chứng thực là do ai sẽ thực hiện là người thừa kế được hưởng di sản hay những người làm chứng về việc để lại di chúc theo quy định của pháp luật. Điều này gây ra cách hiểu khác nhau, có ý kiến xác định người hưởng di sản có thể thực hiện việc công chứng, chứng thực di chúc. Ý kiến khác lại cho rằng việc tiến hành công chứng hoặc chứng thực này chỉ có thể do người làm chứng thực hiện (người thừa kế có thể đi cùng người làm chứng). Chính quy định chưa rõ nghĩa vụ công chứng, chứng thực nên việc đánh giá giá trị của di chúc miệng trong thực tiễn sẽ khác nhau.
Thứ hai: Vướng mắc về thừa kế theo pháp luật
Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế:
Điều 654, BLDS năm 2015 quy định: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có
quan hệ chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”.
Theo đó, để được hưởng quyền thừa kế di sản giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế thì pháp luật quy định họ phải có quan hệ chăm sóc nhau như cha con, mẹ con. Tuy nhiên, trên thực tế khi áp dụng quy định này để giải quyết các trường hợp cụ thể thì có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất về nội dung như thế nào được hiểu là “chăm sóc như cha con, mẹ con” và dựa vào tiêu chí nào để đánh giá là có sự chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì pháp luật cũng chưa đề cập đến. Chẳng hạn như: (1) thời gian chăm sóc, ni dưỡng nhau giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế là bao lâu sẽ được coi là chăm sóc như cha con, mẹ con; (2) hành vi chăm sóc sẽ được thể hiện từ hai bên hay chỉ từ một bên (người được thừa kế) và (3) nếu như một bên chỉ thể hiện hành vi chăm sóc, ni dưỡng, nhưng về tình cảm giữa họ đối với nhau khơng như cha con, mẹ con thì họ có được thừa kế theo pháp luật của nhau khơng? Ngồi ra, việc xác định hàng thừa kế sau khi đã xác định được quan hệ chăm sóc, ni dưỡng như cha con, mẹ con thì điều luật lại khơng quy định trong trường hợp này thì con riêng, bố dượng, mẹ kế sẽ thuộc hàng thừa kế thứ mấy nếu đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 về người thừa kế
theo pháp luật.
Các vướng mắc từ pháp luật thừa kế theo di chúc và theo pháp luật nêu trên dẫn đến áp dụng pháp luật khơng thống nhất trong q trình Tịa án giải quyết tranh chấp, hệ lụy là nhiều phán quyết sai lầm gây thiệt hại cho đương sự.