Việc áp dụng đúng pháp luật giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng phụ thuộc vào nhiều nhân tố cả khách quan lẫn chủ quan.
* Các nhân tố khách quan:
- Thứ nhất: Chất lượng của pháp luật
Rõ ràng trong hoạt động tín dụng có tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, Nhà nước đã ban hành rất nhiều đạo luật, nghị định, thơng tư, nghị quyết…điều chỉnh hoạt động tín dụng có tài sản bảo đảm như: Quy định của BLDS về tài sản bảo đảm, tài sản thế chấp; Các Nghị định của Chính phủ và các Thơng tư của các Bộ, liên Bộ…hướng dẫn thi hành. Các văn bản quy phạm pháp luật này khoa học, tiên tiến, sát thực tiễn, dự liệu được nhiều tình huống nảy sinh trong đời sống xã hội thì sẽ dễ dàng cho hoạt động áp dụng pháp luật của Tịa án, các sai sót sẽ được hạn chế, chất lượng giải quyết tranh chấp sẽ được nâng lên, công lý, lẽ công bằng sẽ được bảo đảm.
- Thứ hai: Sự tác động từ bên ngoài thể hiện trên các mặt:
+ Tác động tiêu cực: Việc đưa, nhận hối lộ, chạy án và các hiện tượng tiêu cực khác hàng ngày, hàng giờ tác động đến Hội đồng xét xử; Trong nhiều trường hợp vì đồng tiền hoặc động cơ vụ lợi khác như quan hệ thân thiết, lợi ích chính trị cho bản thân hoặc gia đình…làm cho Hội đồng xét xử nghiêng ngả, khơng cịn giữ được phẩm chất của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân nên đã ban hành các phán quyết không đúng pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất cho đương sự và thiệt hại về uy tín của Tịa án là cơ quan bảo vệ công lý, lẽ phải, một số trường hợp cịn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Tác động tích cực: Trong những năm gần đây, Tòa án nhân dân Tối cao ban hành nhiều quy định xử lý đối với Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân có sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động xét xử như: Quyết định 120/QĐ-TANDTC ngày 19/6/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao quy định về xử lý trách nhiệm của người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân; Quyết định số 87/QĐ-HĐTC ngày 04/7/2018 của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia, ban hành bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán; Các quy định của Đảng và các quy định hành chính khác là những cơng cụ pháp lý, hành chính răn đe hữu hiệu, tác động tích cực đến nhận thức, ứng xử và
thực hiện nhiệm vụ của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Thực tế sau khi có các quy định này, việc sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động xét xử, trong đó có giải quyết tranh chấp về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng đã giảm hẳn, chất lượng xét xử được nâng lên rõ rệt.
- Thứ ba: Việc ứng dụng công nghệ thông tin
Đây là nhân tố tác động khơng kém cả tích cực lẫn tiêu cực. Nếu Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân có trình độ cơng nghệ thơng tin cao, cơ sở Vật chất bảo đảm thì việc khai thác các Luật, hướng dẫn đạt hiệu quả cao, đồng nghĩa với việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tịa án nhân dân sẽ đạt hiệu quả cao, quyền lợi chính đáng của Ngân hàng, người có tài sản thế chấp được bảo đảm, cịn ngược lại thì hiệu quả giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực này sẽ thấp kém.
* Các nhân tố chủ quan
- Thứ nhất: Nhận thức pháp luật, năng lực chuyên môn
Một Thẩm phán tinh thông nghiệp vụ, khả năng nhận thức cao, đánh giá chứng cứ tốt, có năng lực chun mơn vững vàng thì chất lượng giải quyết tranh chấp sẽ được bảo đảm và ngược lại thì sẽ thấp kém.
- Thứ hai: Bản lĩnh nghề nghiệp
Đây là một nhân tố rất quan trọng thuộc về tố chất của người cầm cân nảy mực. Trong nhiều trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân thấy đúng mà không giám bảo vệ, hoặc ngược lại; Nhiều trường hợp thiên về bảo vệ quyền lợi của phía Ngân hàng hoặc của người vay, người có tài sản bảo đảm một cách thiếu căn cứ, khơng phải vì họ tiêu cực mà là vì bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp khơng vững vàng “Xử sao cũng được”.
- Thứ ba: Phẩm chất, đạo đức Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân:
Đây là một nhân tố đặc biệt quan trọng đối với Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Mỗi một khi phẩm chất, đạo đức sa sút thì cơng lý sẽ bị bẽ cong và hệ lụy là ban hành phán quyết vi phạm pháp luật, vi phạm lẽ công bằng và phải trả giá cho sự sa sút đó. Ngược lại, khi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân có phẩm chất đạo đức tốt thì mọi tác động tiêu cực sẽ bị đẩy lùi, đồng nghĩa với chất lượng giải quyết tranh chấp được bảo đảm.
- Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chun mơn Đây là hoạt động thường xuyên, liên tục và gắn liền với chất lượng giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân. Giải quyết tranh chấp về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng là một lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải có kiến thức đa năng như: Dân sự, Hành chính, Hơn nhân gia đình, Ngân hàng, đất đai, nhà ở, giao dịch bảo đảm, công chứng, phá sản, xử lý nợ xấu…Vì vậy Tịa án nhân dân Tối cao cần phải tăng cường đào tạo, tập huấn…Làm tốt khâu này là chất lượng giải quyết tranh chấp sẽ nâng lên.
Tiểu kết Chương 1
Có thể nói tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng là một lĩnh vực hết sức phức tạp, được điều chỉnh bởi nhiều ngành luật và nhiều hướng dẫn của Chính phủ, các cơ quan hữu quan. Vì vậy vấn đề lý luận cũng như pháp luật giải quyết tranh chấp về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng cũng là vấn đề phức tạp và gặp nhiều bất cập. Trong các lần sửa đổi BLDS cũng như ban hành các Nghị định bổ sung thì chế định pháp lý về tài sản bảo đảm, thế chấp tài sản, xử lý tài sản thế chấp là các chế định được sửa đổi, bổ sung tương đối nhiều và có tính thay đổi cơ bản. Điều này hoàn toàn xuất phát từ thực tiễn thực hiện các giao dịch tín dụng Ngân hàng nảy sinh các nhân tố mới địi hỏi phải có sự thay đổi về lý luận và pháp luật.
Mặc dù về cơ bản pháp luật giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng là khung pháp lý tiên tiến, đảm bảo cho Tòa án thực hiện tốt chức năng xét xử; Nhưng xã hội luôn vận động và phát triển cùng với xu thế toàn cầu hóa kinh tế và pháp luật, một số quy định tại các chế định pháp lý nên trên khơng cịn phù hợp, khơng theo kịp với đà phát triển xã hội, không điều chỉnh kịp thời các quan hệ tranh chấp mới nảy sinh, một số quy định còn bất cập, một số vấn đề lý luận cần phải định dạng lại, năng lực chuyên môn yếu kém của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và các nhân tố tiêu cực khác đã cộng hưởng làm cho hiệu quả giải quyết tranh chấp của Tịa án khơng đạt được như mong muốn. Kết quả
nghiên cứu tác giả đã làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản của lý luận về tài sản thế chấp và tài sản thế chấp, lý luận về giải quyết tranh chấp về tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, phân loại được tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, nêu được những quy định cơ bản của pháp luật về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm, các nhân tố tác động chất lượng giải quyết tranh chấp tại Tịa án. Vì vậy việc tìm ra những bất cập từ lý luận, pháp luật, những sai lầm hạn chế trong thực tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án và các giải pháp khắc phục là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của Luận văn, vấn đề này sẽ được giải quyết tại chương 2.
CHƯƠNG 2