- Việc thẩm định hiện trạng tài sản thế chấp của Ngân hàng còn thờ ơ, lỏng lẻo và mang tính chủ quan cụ thể:
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tịa án nhân dân tại thành
chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tịa án nhân dân tại thành phố Đà Nẵng.
Từ những hạn chế, sai lầm trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tịa án nhân dân tại thành phố Đà Nẵng, tác giả đề xuất các giải pháp sau đây:
Một là: Phải xây dựng đội ngủ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp nhất là cán
quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa các tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ1. Đây cũng chính là quan điểm, định hướng của Đảng ta tại Nghị quyết 49/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Hai là: Phải tăng cường công tác đấu tranh chống tham nhũng trong hoạt
động của các cơ quan tư pháp trong đó có hoạt động xét xử của Tòa án, xử lý nghiêm minh và không ngoại lệ đối với các Thẩm phán, Hội thẩm vi phạm pháp luật (nhận hối lộ, cố ý ra bản án, quyết định trái pháp luật)
Ba là: Phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Thẩm
phán, Hội thẩm, Thư ký nhằm phát hiện kịp thời các hành vi tắc trách, thiếu trách nhiệm của những người này và áp dụng các hình thức xử lý về hành chính một cách nghiêm minh, kịp thời theo Quyết định 120/QĐ-TANDTC ngày 19/6/2017 của Tòa án nhân dân Tối cao ban hành quyết định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân (gọi tắt là quyết định 120).
Bốn là: Không ngừng bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghiệp vụ, bản lĩnh
chính trị và nghề nghiệp đối với đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm; phát huy hiệu quả Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán do Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia ban hành ngày 04/7/2018.
Năm là: Hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán,
Hội thẩm, Thư ký phải được thực hiện thường xuyên, có kế hoạch bài bản và có chiều sâu, chuyên nghiệp, kể cả hợp tác quốc tế trong hoạt động này.
Sáu là: Cần phải triển khai thực hiện tốt Luật Hòa giải và đối thoại tại Tịa án
có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2017 để các tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tịa án nhân dân tại Đà Nẵng được giảm tải, tiết kiệm được thời gian, tài chính cho đương sự và đảm bảo sự bình yên trong quan hệ dân sự.
Bảy là: Bảo đảm cơ sở vật chất cho Tòa án nhân dân; trụ sở làm việc phải uy
Tám là: Phải tăng cường khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt
động giải quyết tranh chấp tại Tòa án, nhằm nâng cao hiệu quả xét xử và đảm bảo khai thác dữ liệu được chính xác, nhanh chóng.
Chín là: Chế độ đãi ngộ đối với Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký và các chức
danh bổ trợ khác phải đảm bảo mức sống trung bình cho bản thân và gia đình họ, vì hoạt động xét xử là một hoạt động đặc biệt, để họ yên tâm công tác, bảo vệ công lý, lẽ phải.
Mười là: Phải tăng cường xây dựng án lệ giải quyết tranh chấp về tài sản thế
chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng để làm khn mẫu trong hoạt động xét xử. Có thể nói 10 giải pháp nêu trên đã phản ánh một cách toàn diện các khía cạnh trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện Hợp đồng tín dụng tại Tịa án nhân dân tại Đà Nẵng và xuất phát từ những bất cập về pháp luật, những sai lầm thiếu sót trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tại Đà Nẵng trong lĩnh vực này.
Tiểu kết Chương 3
Quan hệ về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng là một trong những quan hệ pháp luật dân sự có vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội. Vì vậy việc hồn thiện pháp luật về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật là một định hướng ưu tiên trong chiến lược cải cách tư pháp của Đảng ta được thể hiện tại Nghị quyết 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị. Trên cơ sở những bất cập từ lý luận, việc hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng là một nhiệm vụ hết sức cấp bách, có tính khách quan nhằm đảm bảo cho quan hệ xã hội này phát triển lành mạnh, đảm bảo cho hoạt động áp dụng pháp luật được thống nhất, hiệu quả.
Các giải pháp mà tác giả đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân tại Đà Nẵng là các giải pháp khoa học, sát thực tiễn và được tiếp cận nghiên cứu qua lăng kính xã hội học, vì vậy hy vọng sẽ
mang lại hiệu quả thiết thực trong đời sống xã hội nói chung cũng như trong hoạt động giải quyết tranh chấp tại Tịa án nói riêng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong giao dịch tín dụng có tài sản bảo đảm. Mười giải pháp tác giả đề xuất đều phù hợp với quan điểm, định hướng của Đảng trong chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, sẽ có tác dụng tích cực nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân tại thành phố Đà Nẵng.
KẾT LUẬN
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã cố gắng làm sáng tỏ được những vấn đề cơ bản về lý luận, pháp luật về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng. Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân tại Đà Nẵng tác giả đã chỉ ra nhiều bất cập về lý luận, về pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan đến chủ đề này, các bất cập về pháp luật đã tác động tiêu cực đến hoạt động giải quyết tranh chấp của Tòa án. Tác giả đã đánh giá những ưu điểm, những hạn chế, thiếu sót từ thực tiễn giải quyết tranh chấp thông qua nhiều bản án dân sự, kinh tế để chứng minh. Tác giả đã nêu rõ quan điểm, định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân tại Đà Nẵng của Đảng ta trong chiến lược cải cách tư pháp. Và điều quan trọng là tác giả đã đề xuất được các giải pháp khoa học, sát thực tiễn nhằm giải quyết những bất cập từ pháp luật, những sai lầm từ thực tiễn giải quyết tranh chấp về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tịa án nhân dân tại Đà Nẵng.
Tác giả đã chọn cách tiếp cận khi nghiên cứu không chỉ là pháp luật dân sự thực định mà cịn cả chọn cách tiếp cận qua lăng kính xã hội học, thơng qua hàng chục bản án Dân sự, KDTM để chứng minh, làm sáng tỏ những kết quả đạt được cũng như những sai lầm thiếu sót trong thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện Hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân tại Đà Nẵng là một điểm mới của Luận văn, làm cho chất liệu của Luận văn thêm phong phú, đa dạng và Luận văn có tính thuyết phục cao.
Vì hoạt động tín dụng có tài sản bảo đảm là một hoạt động có tầm quan trong to lớn trong đời sống xã hội, do đó đề tài này tác giả nghiên cứu hy vọng sẽ đóng góp về giá trị khoa học để vận dụng vào việc thiết lập hợp đồng tín dụng có tài sản bảo đảm của các đương sự, vào hoạt động xét xử, giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân tại Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung, có thể được vận dụng đưa vào giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về pháp luật ở trong nước.
Mặc dù đã có nhiều nổ lực để hồn thành đề tài, nhưng chắc chắn luận văn sẽ có nhiều thiết sót, vì vậy tác giả rất mong các nhà khoa học pháp lý, quý thầy cô và các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tác giả hồn thiện luận văn một cách tốt nhất.