Bất cập của pháp luật giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng là tài sản của “vợ chồng”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tại đà nẵng (Trang 39 - 41)

- Xác định tài sản chung của hộ gia đình

2.1.2. Bất cập của pháp luật giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng là tài sản của “vợ chồng”

đảm thực hiện hợp đồng tín dụng là tài sản của “vợ chồng”

Khi ký kết hợp đồng thế chấp, cần xác định tài sản thế chấp là tài sản thuộc sở hữu của ai (là tài sản riêng của vợ, chồng hay là tài sản chung) để có căn cứ xác định hợp đồng thế chấp có hiệu lực hay khơng. Để xác định tài sản thế chấp đó là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng thì phải căn cứ vào pháp luật có hiệu lực ở thời điểm tạo lập tài sản.

Các tranh chấp về hợp đồng tín dụng liên quan đến tài sản chung hay riêng của vợ chồng đều xoay quanh hai vấn đề sau:

Thứ nhất, Thời điểm tạo lập tài sản; Thứ hai, Quyền định đoạt tài sản 1. Thời điểm tạo lập tài sản

Thời điểm tạo lập tài sản là thời điểm quan trọng để xác định tài sản được thế chấp là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của vợ hoặc chồng, thời điểm tạo lập tài sản phụ thuộc vào thời điểm hôn nhân hợp pháp vào thời gian nào, xác định đúng thời điểm hôn nhân hợp pháp sẽ xác định đúng Luật Hôn nhân và Gia đình ở thời kỳ nào được áp dụng trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Luật

tài sản riêng của vợ chồng”. Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 và Luật Hơn nhân

và Gia đình ở từng thời kỳ trước đây đều quy định hôn nhân hợp pháp là từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Do nhiều yếu tố lịch sử, kinh tế, xã hội mà quy định về việc đăng ký kết hơn của Luật Hơn nhân và Gia đình năm 1959 và Luật Hơn nhân và Gia đình năm 1986 không được thi hành nghiêm chỉnh. Để khắc phục thực tế tồn tại, Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn thi hành Luật Hơn nhân và Gia đình, có nội dung: Đối với việc kết hơn khơng có đăng ký, tuy vi phạm về thủ tục kết hôn nhưng vẫn không coi là hôn nhân trái pháp luật. Từ đó dẫn đến tình trạng hơn nhân hợp pháp là quan hệ hôn nhân được xác lập và tồn tại phù hợp với quy định của pháp luật của từng thời kỳ, có thời kỳ pháp luật hôn nhân bắt buộc phải đăng ký kết hơn, có thời kỳ pháp luật hơn nhân khơng bắt buộc phải đăng ký kết hôn mà chỉ cần “chung sống như vợ chồng” thì hơn nhân đã hợp pháp theo một số điều kiện cho phép. Tuy nhiên, trên thực tế, khi đánh giá tính hợp pháp của tài sản thế chấp là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng, đa số đều dựa vào thời điểm đăng ký kết hôn làm cơ sở để xác định quyền sở hữu là mâu thuẫn với luật pháp trước đây.

2. Định đoạt tài sản chung của vợ, chồng

Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 quy định những tài sản đăng ký quyền sở hữu chỉ ghi tên vợ hoặc chồng nhưng là tài sản chung của vợ chồng thì cả vợ và chồng đều đồng sở hữu. Do đó, khi thế chấp QSDĐ, chủ thể trong hợp đồng ghi tên cả hai vợ chồng nhưng thơng tin trên giấy chỉ ghi tên có một người. Đây là lý do để Văn phòng đăng ký cho rằng các thông tin trong hợp đồng thế chấp không trùng khớp với thông tin trên giấy chứng nhận và sẽ từ chối tiếp nhận hồ sơ. Ngoài ra, Ngân hàng không kiểm tra kỹ việc lập thủ tục về hợp đồng thế chấp, không đến cơ quan chứng thực để ký, dẫn đến tình trạng vợ giả chữ ký của chồng, tự ý định đoạt tài sản chung của vợ chồng, làm cho hợp đồng thế chấp bị vô hiệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tại đà nẵng (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)