Trình tự, thủ tục, giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tịa án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tại đà nẵng (Trang 29 - 31)

thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tịa án

Giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án

BLTTDS năm 2015 quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án tại Tịa án có thẩm quyền để u cầuTịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Việc thực hiện quyền khởi kiện phải tuân theo quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện, năng lực chủ thể, thẩm quyền của Tòa án… Đơn khởi kiện phải thể hiện bằng chữ viết tiếng Việt và bằng văn bản, không thừa nhận việc khởi kiện bằng lời nói hoặc hình thức khác khơng phải là văn bản và thể hiện bằng các ký hiệu ngôn ngữ khác không phải là tiếng Việt. Phương thức gửi đơn khởi kiện gồm: Nộp trực tiếp tại Tòa án; Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử

của Tịa án. Sau khi xem xét thấy có đủ các điều kiện thụ lý vụ án như: Người khởi kiện có quyền khởi kiện; Thời hiệu khởi kiện vẫn cịn (thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng là 02 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của các bên bị xâm phạm); Vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án…

Giai đoạn hòa giải và chuẩn bị xét xử

Giai đoạn này, hồ sơ sẽ được Thẩm phán thụ lý nghiên cứu để tiến hành xét xử vụ án và Thẩm phán có thể yêu cầu các đương sự thực hiện một số công việc sau: Yêu cầu cung cấp thêm các chứng cứ cần thiết liên quan đến vụ án; triệu tập lên Tòa án để lấy lời khai hoặc đối chất, triệu tập các đương sự đến Tòa án để hòa giải. Thành phần tham gia phiên hòa giải gồm: Thẩm phán chủ trì phiên hịa giải, Thư ký Tòa án ghi biên bản, các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có), người phiên dịch (nếu có). Biên bản hịa giải phải có các nội dung chính như: Ngày, tháng, năm tiến hành hịa giải; địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham gia hòa giải, ý kiến của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, những nội dung đã được các đương sự thống nhất, khơng thống nhất. Biên bản hịa giải phải có đầy đủ chữ ký của những người tham gia phiên hòa giải, chữ ký của Thư ký Tòa án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên hịa giải. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hịa giải thành mà khơng có đương sự nào thay đổi ý kiến thì Thẩm phán chỉ trì phiên hịa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án phân công ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. Nếu như các bên hịa giải khơng thành thì Tịa án sẽ đưa vụ án ra xét xử theo quy định của BLTTDS.

Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp phát sinh từ tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng được quy định như sau: Đối với tranh chấp thơng thường thì thời hạn là 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Ngoài ra, đối với các loại tranh chấp hợp đồng tín dụng mà có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án có thể gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 01 tháng. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp cụ thể, Tịa án có thể ra một trong các quyết định sau đây: Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự; Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; Quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Giai đoạn xét xử sơ thẩm

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tịa, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định. Quá trình xét xử diễn ra theo quy định của BLTTDS. Tuy nhiên, q trình xét xử có thể bị kéo dài do Hội đồng xét xử có thể hỗn phiên tịa hoặc tạm ngừng phiên tịa vì các lý do khác nhau. Nhưng nếu vụ án được xét xử, thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tun án, đối với đương sự khơng có mặt tại phiên tịa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho đương sự hoặc được niêm yết.

Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Viện kiểm sát khơng tham gia phiên tịa thì thời ạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.

Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết vụ án theo trình tự phúc thẩm và bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tại đà nẵng (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)