Vai trò của pháp luật giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tại đà nẵng (Trang 26 - 27)

dụng có tài sản bảo đảm của Ngân hàng.

Ngồi các quy định của BLDS, các Nghị định và thông tư hướng dẫn nêu trên, pháp luật giải quyết tranh chấp về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện Hợp đồng tín dụng cịn có cả các quy định của các luật khác có liên quan như: Luật các tổ chức tín dụng, Luật phá sản doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật nhà ở là những đạo luật có liên quan đến chế định tài sản bảo đảm, tài sản thế chấp mà khi giải quyết tranh chấp, Tòa án cần phải vận dụng.

1.2.2. Vai trò của pháp luật giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng đảm thực hiện hợp đồng tín dụng

Trong nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, pháp luật luôn được thượng tơn, bỡi vì nó là cơng cụ hữu hiệu nhất để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý, trong đó có hoạt động quản lý về tín dụng của các tổ chức tín dụng mà cụ thể là việc xác lập và thực hiện hợp đồng tín dụng có tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, khi xảy ra tranh chấp, Tòa án căn cứ vào quy định của pháp luật để giải quyết yêu cầu của đương sự. Vì vậy pháp luật giải quyết tranh chấp về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng có vai trị rất to lớn, được thể hiện trên các phương diện sau đây:

- Thứ nhất: Nó là cơ sở pháp lý, là khuôn mẫu pháp lý điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của các chủ thể tham gia vào quan hệ tín dụng có tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Các chủ thể khi tham gia thiết lập hợp đồng tín dụng phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan và không trái với đạo đức xã hội, không vi phạm điều cấm, đảm bảo cho một quan hệ tín dụng lành mạnh, minh bạch.

- Thứ hai: Nó là phương tiện, là công cụ hữu hiệu để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về hoạt động tín dụng, đảm bảo cho hoạt động tín dụng vận hành

đúng định hướng của Nhà nước, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân trong đó Ngân hàng có vai trị nịng cốt.

- Thứ ba: Nó tạo ra mơi trường ổn định trong giao dịch tín dụng Ngân hàng, các chủ thể tham gia giao dịch theo một trật tự, nề nếp, bảo đảm sự bình đẳng của các chủ thể trong hợp đồng tín dụng.

- Thứ tư: Nó là căn cứ pháp lý để Tòa án thực hiện chức năng xét xử, giải quyết tranh chấp đúng quy định của pháp luật, ngăn ngừa tình trạng tùy tiện khi áp dụng pháp luật. Khi giải quyết tranh chấp về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, Tịa án phải dựa vào pháp luật dân sự liên quan đến lĩnh vực này để xem xét, đánh giá và quyết định. Phán quyết của Tịa án chỉ có giá trị khi áp dụng chính xác quy định của pháp luật, đó chính là sự tn thủ nghiêm ngặt về pháp luật của Tòa án, tuân thủ pháp chế Xã hội chủ nghĩa.

- Thứ năm: Nó khơng chỉ điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia trực tiếp vào quan hệ tín dụng có tài sản bảo đảm, điều chỉnh hành vi của người có thẩm quyền áp dụng pháp luật mà còn là nền tảng pháp lý minh bạch để tạo dựng các quan hệ tín dụng mới có tài sản bảo đảm cho các chủ thể khác, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng trong đời sống kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tại đà nẵng (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)