Các hình thức Hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu BG KTCT chương trình không chuyên 01 (Trang 117 - 120)

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức.

c) Các hình thức Hội nhập kinh tế quốc tế

Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ…

Ngoại thương

- Ngoại thương, hay còn gọi là thương mại quốc tế, là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ (hàng hoá hữu hình và vô hình) giữa các quốc gia thông qua hoạt động xuất nhập khẩu.

- Ngoại thương giữ vị trí trung tâm và có tác dụng to lớn: tăng tích luỹ cho nền kinh tế nhờ sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh; là động lực thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế; "điều tiết thừa, thiếu" trong mỗi nước; nâng cao trình độ công nghệ và cơ cấu ngành nghề trong nước; tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống của người lao động trong các ngành xuất khẩu.

- Nội dung của ngoại thương bao gồm: xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, thuê nước ngoài gia công tái xuất khẩu, trong đó xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của ngoại thương.

Hợp tác về sản xuất kinh doanh và khoa học công nghệ

Hợp tác trong lĩnh vực sản xuất bao gồm gia công, xây dựng xí nghiệp chung, chuyên môn hoá và hợp tác hóa sản xuất quốc tế...

- Nhận gia công cho nước ngoài là một hình thức giúp tận dụng nguồn lao động dự trữ, tạo thêm nhiều việc làm và tận dụng công suất máy móc hiện có.

- Xây dựng những xí nghiệp chung với sự hùn vốn và công nghệ từ nước ngoài. Về mặt pháp lý, xí nghiệp chung thường được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần.

- Hợp tác sản xuất quốc tế trên cơ sở chuyên môn hoá theo quy trình công nghệ là hình thức hợp tác sản xuất trong đó mỗi bên chịu trách nhiệm sản xuất một bộ phận hay chi tiết sản phẩm trong quá trình tạo nên sản phẩm cuối cùng.

- Hợp tác khoa học công nghệ được thực hiện dưới nhiều hình thức, như trao đổi tài liệu - kỹ thuật và thiết kế, mua bán giấy phép, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, phối hợp nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân, đưa lao động và chuyên gia đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài...

Đầu tư quốc tế

Đầu tư quốc tế (xuất khẩu tư bản) là quá trình đầu tư vốn ra nước ngoài nhằm mục đích sinh lợi. Có hai loại hình đầu tư quốc tế: đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FII).

- Đầu tư trực tiếp (xuất khẩu tư bản hoạt động):

+ Là hình thức đầu tư mà quyền sở hữu và quyền sử dụng quản lý vốn của người đầu tư thống nhất với nhau, người có vốn đầu tư trực tiếp tham gia vào việc tổ chức, quản lý và điều hành dự án đầu tư, chịu trách nhiệm về kết quả, rủi ro trong kinh doanh và thu lợi nhuận.

+ Đầu tư quốc tế trực tiếp được thực hiện dưới các hình thức: Tự lập ra xí nghiệp mới;

Mua hoặc liên kết với xí nghiệp nước ngoài; Đầu tư mua cổ phiếu;

Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng;

Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài;

Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), BTO, BT... -

Đầu tư gián tiếp (xuất khẩu tư bản cho vay)

+ Là loại hình đầu tư mà quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng vốn đầu tư, tức là người có vốn không trực tiếp tham gia vào việc tổ chức, điều hành dự án.

+ Người đầu tư gián tiếp không có quyền khống chế xí nghiệp đầu tư mà chỉ có thể thu lợi tức trái phiếu, cổ phiếu và tiền lãi.

+ Nguồn vốn đầu tư gián tiếp rất đa dạng về chủ thể và hình thức. Chủ thể đầu tư gián tiếp có thể là chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, v.v với các hình thức như: viện trợ có hoàn lại, viện trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi hoặc không ưu đãi; mua cổ phiếu và các chứng khoán theo mức quy định của từng nước.

Trong các nguồn vốn đầu tư gián tiếp, một bộ phận quan trọng là viện trợ phát triển chính thức (ODA) của chính phủ một số nước có nền kinh tế phát triển. Bộ phận này có tỷ trọng lớn và thường đi kèm với điều kiện ưu đãi. ODA bao gồm các khoản hỗ trợ không hoàn lại, các khoản tín dụng ưu đãi khác do các tổ chức trong hệ thống Liên hợp quốc, các chính phủ, các tổ chức kinh tế quốc tế dành cho các nước chậm phát triển.

Xuất khẩu lao động và các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ, du lịch quốc tế

Xuất khẩu lao động ra nước ngoài và tại chỗ: Xuất khẩu lao động góp phần thu được lượng ngoại tệ đáng kể cho người trực tiếp lao động và cho ngân sách nhà nước; người lao động được rèn luyện tay nghề và thói quen hoạt động công nghiệp ở các nước có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, cũng phát sinh nhiều bất cập do trình độ và ý thức người lao động, tình trạng lưu trú bất hợp; về cơ chế, chính sách, quản lý từ cả hai phía trong và ngoài nước. Ngoài ra, người lao động còn có thể đối mặt với việc bị lừa đảo, bóc lột và ngược đãi.

Du lịch quốc tế: Du lịch là nhu cầu khách quan, vốn có của con người. Kinh tế càng phát triển, năng suất lao động càng cao thì nhu cầu du lịch - nhất là du lịch quốc tế càng tăng vì thu nhập của con người tăng lên, thời gian nhàn rỗi, nghỉ ngơi cũng nhiều hơn.

Vận tải quốc tế: Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hoá và hành khách giữa hai nước hoặc nhiều nước. Vận tải quốc tế sử dụng các phương thức như: đường biển, đường sắt, đường bộ (ôtô), đường hàng không... trong các phương thức đó, vận tải đường biển có vai trò quan trọng nhất. Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, có nhiều hải cảng thuận tiện cho vận tải đường biển nên có

thể phát huy thế mạnh của mình thông qua việc đẩy mạnh vận tải quốc tế.

Các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ: hội nhập kinh tế quốc tế còn có nhiều hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ khác như dịch vụ thu bảo hiểm, dịch vụ thông tin bưu điện, dịch vụ kiều hối, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tư vấn...

6.2.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triểncủa Việt Nam của Việt Nam

Một phần của tài liệu BG KTCT chương trình không chuyên 01 (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w