Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu BG KTCT chương trình không chuyên 01 (Trang 80 - 82)

c) Sự phân hóa giàu nghèo ở các nước tư bản có xu hướng ngày càng sâu sắc.

5.1.2. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Sự tất yếu đó xuất phát từ những lý do cơ bản sau đây:

Một là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp với tính quy luật phát triển khách quan.

Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện lịch sử hiện nay. Kinh tế thị trường là một phạm trù kinh tế riêng, có tính độc lập tương đối, phát triển theo những quy luật riêng vốn có của nó dù nó tồn tại ở đâu và bất kỳ thời điểm nào của lịch sử. Song không thể có một nền kinh tế thị trường trừu tượng, chung chung cho mọi hình thái kinh tế - xã hội, mọi quốc gia, dân tộc. Kinh tế thị trường ở mỗi quốc gia, dân tộc cũng khác nhau, mang màu sắc và đặc tính khác nhau.

Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa dù đã đạt tới giai đoạn phát triển khá cao ở các nước tư bản phát triển, nhưng nó không phải là mô hình KTTT duy nhất và bản thân nó cũng có rất nhiều hạn chế. Do đó, sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam là nhằm sử dụng sức mạnh của thị trường để phát triển nhưng phải hạn chế tác động tiêu cực của nó. Sự lựa chọn này phù hợp với xu thế của thời đại và đặc điểm phát triển của dân tộc.

Hai là, do tính ưu việt của kinh tế thị trường trong thúc đẩy phát triển

Kinh tế thị trường là phương thức phân bổ nguồn lực hiệu quả mà loài người đã đạt được so với các mô hình kinh tế phi thị trường. Kinh tế thị trường là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh và có hiệu quả. Dưới tác động của các quy luật thị trường nền kinh tế luôn phát triển theo hướng năng động, kích thích tiến bộ kỹ thuật - công nghệ, nâng cao năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm.

Sự phát triển của kinh tế thị trường không mâu thuẫn với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Ngược lại, phát triển kinh tế thị trường được sử dụng làm phương tiện để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường cần chú ý tới những thất bại và khuyết tật của thị trường để có sự can thiệp, điều tiết kịp thời của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Ba là, phát triển kinh tế thị trường là phù hợp với nguyện vọng của nhân dân với mong muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Một phần của tài liệu BG KTCT chương trình không chuyên 01 (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w