Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu BG KTCT chương trình không chuyên 01 (Trang 115 - 116)

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức.

a) Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu khách quan trong thế giới ngày nay. Ở Việt Nam, thuật ngữ “hội nhập kinh tế quốc tế” bắt đầu được sử dụng từ khoảng giữa thập niên 1990 cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tế quốc tế khác.

Hiện có hai cách hiểu về hội nhập kinh tế quốc tế:

Thứ nhất, hiểu theo nghĩa hẹp coi hội nhập kinh tế quốc tế là sự tham gia của các quốc gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực.

Thứ hai, cách hiểu theo nghĩa rộng, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình mở cửa nền kinh tế và tham gia vào mọi mặt của đời sống quốc tế; đối lập với tình trạng đóng cửa, cô lập hoặc ít giao lưu quốc tế.

Từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, theo một cách chung nhất, có thể hiểu

hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết giữa các nền kinh tế của các quốc gia với nhau dựa trên sự chia sẻ nguồn lực và lợi ích trên cơ sở tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế.

Chủ thể của hội nhập kinh tế quốc tế trước hết là các quốc gia, chủ thể chính của quan hệ quốc tế có đủ thẩm quyền và năng lực đàm phán, ký kết và thực hiện các cam kết quốc tế. Bên cạnh chủ thể chính này, các chủ thể khác

cùng hợp thành lực lượng tổng hợp tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu BG KTCT chương trình không chuyên 01 (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w