Khái niệm thể chế kinh tế và thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN

Một phần của tài liệu BG KTCT chương trình không chuyên 01 (Trang 85 - 87)

XHCN

* Thể chế kinh tế là hệ thống quy tắc, luật lệ, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế.

Thể chế kinh tế bao gồm: (1) Hệ thống pháp luật về kinh tế của nhà nước và các quy tắc xã hội được nhà nước thừa nhận; (2) hệ thống các chủ thể thực hiện các hoạt động kinh tế; (3) các cơ chế, phương pháp, thủ tục thực hiện các quy định và vận hành nền kinh tế.

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: là hệ thống đường lối, chủ trương chiến lược, hệ thống luật pháp, chính sách quy định xác lập cơ chế vận hành, điều chỉnh chức năng, hoạt động, mục tiêu, phương thức hoạt động, các quan hệ lợi ích của các tổ chức, các chủ thể kinh tế nhằm hướng tới xác lập đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường hiện đại theo hướng góp phần thúc đẩy dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Theo đó, các thành tố cấu thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bao gồm:

Một là: Các bộ quy tắc, chế định, luật pháp… với tư cách là các chuẩn mực cho hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:

- Thể chế chính thức (bắt buộc mọi chủ thể phải thực hiện) được quy định bằng các văn bản quy phạm pháp luật như: chế độ về sở hữu, quản lý, phân phối, về

chủ thể kinh doanh, về tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước, về các loại thị trường…

- Thể chế phi chính thức (không bắt buộc) chủ yếu có tính chất ngầm định như các phong tục, tập quán xã hội, các thỏa ước cộng đồng…

Hai là:Các chủ thể tham gia kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (người chơi) gồm các doanh nghiệp; các tổ chức kinh tế; các tổ chức chính trị, xã hội; xã hội - nghề nghiệp… các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế và hoạt động của các tổ chức này.

Các chủ thể tham gia kinh tế thị trường gồm:

Nhà nước, Nhà nước có các chức năng như: Xây dựng và hoàn thiện thể chế; cung cấp các hàng hóa công cộng; kiểm soát độc quyền; khắc phục tình trạng thị trường không hoàn hảo; bảo hiểm xã hội; phối hợp các hoạt động tư nhân và thực hiện phân phối lại của cải xã hội…

Doanh nghiệp, các chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh: là tế bào, chủ thể của nền kinh tế thị trường mà sự phát triển của nó có ý nghĩa to lớn, ảnh hưởng đến sự tồn vong, phát triển của nền kinh tế. Trong quá trình phát triển các tế bào kinh tế này vừa phụ thuộc vào thể chế kinh tế, vừa góp phần không nhỏ vào xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế.

Các tổ chức xã hội như: các hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp…các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể…họ là chủ thể phi sản xuất kinh doanh nằm ngoài hệ thống cơ quan nhà nước và tồn tại song song với thể chế nhà nước.

Ba là: Các cơ chế vận hành kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gồm: i) cơ chế vận hành các loại thị trường (cạnh tranh, cung cầu, giá cả tự do…), ii) và cơ chế vận hành các chủ thể tham gia thị trường (cạnh tranh; phân cấp; phối hợp; tham gia; điều tiết, kiểm tra, đánh giá, giám sát…).

Bốn là: Thể chế về các yếu tố thị trường và các thị trường. Một nền kinh tế thị trường hiện đại, hoàn thiện cần có đầy đủ, đồng bộ các yếu tố và các bộ phận của nó như: thị trường hàng hóa, dịch vụ; thị trường các yếu tố sản xuất; thị trường sức lao động; thị trường tài chính (thị trường vốn, thị trường tiền tệ); thị trường khoa học - công nghệ…

5.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa ở Việt Nam hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thứ nhất: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một nền kinh tế thị trường hiện đại, một mặt nó phải được vận hành theo các quy luật thị trường, mặt khác phải có sự quản lý, điều tiết của nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa, trong khi đó chúng ta lại chưa có được những yếu tố này. Cho nên, việc tiếp tục hoàn thiện thể chế là yêu cầu mang tính khách quan để phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực và khuyết tật của nó.

Thứ hai: Xuất phát từ yêu cầu nâng cao năng lực quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba: Xuất phát từ sự phát triển của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức này ngày càng có vai trò quan trọng trong xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường như đóng góp xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; phản biện chính sách công; là cầu nối giữa nhà nước, chính phủ với quần chúng nhân dân, với các tổ chức trong và ngoài nước.

5.2.3. Những nhiệm vụ chủ yếu trong thực hiện hoàn thiện thể chế kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu BG KTCT chương trình không chuyên 01 (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w