Cạnh tranh giữa các ngành

Một phần của tài liệu BG KTCT chương trình không chuyên 01 (Trang 56 - 57)

Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở các ngành khác nhau.

Cạnh tranh giữa các ngành, vì vậy, cũng trở thành phương thức để thực hiện lợi ích của doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất khác nhau trong điều kiện kinh tế thị trường.

Mục đích của cạnh tranh giữa các ngành là nhằm tìm nơi đầu tư có lợi nhất.

Biện pháp cạnh tranh là các doanh nghiệp tự do di chuyển vốn của mình từ ngành này sang ngành khác, tức là tự phát phân phối vốn (c và v) vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau. Kết quả của cạnh tranh giữa các ngành là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất.

Khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân thì các doanh nghiệp nếu có số vốn bằng nhau, dù đầu tư vào ngành nào cũng đều thu được số lợi nhuận bằng nhau, gọi là lợi nhuận bình quân (P). Sự bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận chỉ đượ c thực hiện khi nền kinh tế thị trường đã phát triển đến một trình độ nhất định. Khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân thì giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất (k +P).

Xét về mặt lượng, ở mỗi ngành sản xuất giá cả sản xuất và giá trị hàng hoá có thể không bằng nhau, giá cả sản xuất có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị hàng hoá, nhưng xét trong toàn xã hội thì tổng giá cả sản xuất luôn bằng tổng giá trị hàng hoá. Do đó, giá cả sản xuất chính do giá trị hàng hóa chuyển hóa thành. Trong mối quan hệ này thì giá trị vẫn là cơ sở, là nội dung bên trong giá cả sản xuất; giá cả sản xuất là cơ sở của giá cả thị trường và giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá cả sản xuất. Khi chưa xuất hiện phạm trù giá cả sản xuất thì giá cả hàng hoá trên thị trường lên xuống xoay quanh giá trị hàng hoá, còn

khi xuất hiện phạm trù giá cả sản xuất thì giá cả hàng hoá sẽ lên xuống xoay quanh giá cả sản xuất.

Vì vậy, giá cả sản xuất và lợi nhuận bình quân là quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Trong đó, quy luật giá cả sản xuất là hình thức biểu hiện hoạt động cụ thể của quy luật giá trị, còn quy luật lợi nhuận bình quân là hình thức biểu hiện hoạt động cụ thể của quy luật giá trị thặng dư.

4.1.2. Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu BG KTCT chương trình không chuyên 01 (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w