Chí phí sản xuất

Một phần của tài liệu BG KTCT chương trình không chuyên 01 (Trang 48 - 49)

Để làm rõ bản chất của lợi nhuận, trước hết cần làm rõ chi phí sản xuất. Đối với nhà tư bản, để sản xuất hàng hóa họ phải bỏ tư bản ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động và phải thu hồi được giá trị tư bản đã ứng ra từ giá trị hàng hóa đã bán được.

Ví dụ: Để sản xuất hàng hóa nhà tư bản phải đầu tư khối lượng tư bản có giá trị là 1.000.000 USD, được chia thành các phần:

Tư bản cố định (c1): 500.000 USD với thời gian chu chuyển 10 năm, nghĩa là mỗi năm sẽ khấu hao (Khc1) là 50.000 USD, phần này sẽ được tính vào giá trị hàng hóa của năm;

Tư bản lưu động bất biến (c2) là: 400.000 USD với thời gian chu chuyển 1 năm;

Tư bản khả biến (v): 100.000 USD với thời gian chu chuyển 1 năm; Nếu tỷ suất giá trị thặng dư là: 100 thì m = 100.000 USD

Do đó giá trị hàng hóa được tạo ra trong một năm (giá cả bằng giá trị) là: G = Khc1 + c2 + v + m

= 50.000 + 40.000 + 100.000 + 100.000 = 650.000 USD

Trong giá trị hàng hóa 650.000 USD nếu trừ đi 100.000 USD là giá trị thặng dư thì còn lại 550.000 USD. Phần này được gọi là chi phí sản xuất.

Chi phí sản xuất là chi phí tư bản để sản xuất hàng hóa.

bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và giá cả của sức lao động đã được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa ấy.

Chi phí sản xuất được ký hiệu là k. Về mặt lượng, k = c + v. Khi xuất hiện phạm trù chí phí sản xuất thì giá trị hàng hóa G = c + (v + m) sẽ biểu hiện thành: G = k + m.

Chi phí sản xuất có vai trò quan trọng: bù đắp tư bản về giá trị và hiện vật, đảm bảo điều kiện cho tái sản xuất trong kinh tế thị trường; tạo cơ sở cho cạnh tranh, là căn cứ quan trọng cho cạnh tranh về giá cả bán hàng giữa các nhà tư bản.

b) Lợi nhuận

Giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất có một khoảng chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hóa (bán ngang giá), nhà tư bản không những bù đắp đủ số chi phí đã ứng ra mà còn thu được số tiền lời bằng giá trị thặng dư. Số tiền này C.Mác gọi là lợi nhuận. Ký hiệu là p.

Khi đó giá trị hàng hóa được viết là: G = k + p (tức là: p = G – k).

Trên thực tế, người ta chỉ quan tâm tới khoản chênh lệch giữa giá trị hàng hóa bán được với chi phí phải bỏ ra mà không quan tâm đến nguồn gốc sâu xa của khoản chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư chuyển hóa thành. Thậm chí, với nhà tư bản, lợi nhuận còn được quan niệm là do tư bản ứng trước sinh ra.

C.Mác nêu ra định nghĩa: giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước, mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận.

Điều đó có nghĩa, lợi nhuận chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư ở bên ngoài. Nhà tư bản chỉ cần bán hàng hóa với giá cả cao hơn chi phí sản xuất là đã có lợi nhuận. Nếu giá cả hàng hóa bằng chi phí sản xuất thì không có lợi nhuận.

Cơ sở của lợi nhuận là giá trị thặng dư song chúng có thể chênh lệch nhau về lượng do ảnh hưởng của quan hệ cung cầu.

Lợi nhuận chính là mục tiêu, động lực của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, lợi nhuận khi được đo bằng số tuyệt đối chỉ phản ánh quy mô của hiệu quả kinh doanh mà chưa phản ánh rõ mức độ hiệu quả của kinh doanh, do đó cần được bổ sung bằng số đo tương đối là tỷ suất

Một phần của tài liệu BG KTCT chương trình không chuyên 01 (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w