Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lạ

Một phần của tài liệu BG KTCT chương trình không chuyên 01 (Trang 121 - 123)

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức.

a) Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lạ

đặt ra nhiều rủi ro, bất lợi và thách thức, đó là:

- Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế gặp khó khăn, thậm chí là phá sản, gây nhiều hậu quả bất lợi về kinh tế - xã hội.

- Làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động về chính trị, kinh tế và thị trường quốc tế.

- Phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm khác nhau trong xã hội, làm tăng khoảng cách giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội.

- Các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, có vị trí bất lợi và thua thiệt trong chuỗi giá trị toàn cầu. Do vậy, dễ trở thành bãi thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường.

- Tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước, chủ quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định trật tự, an toàn xã hội.

- Làm gia tăng nguy cơ xói mòn bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việt Nam trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài.

- Hội nhập làm tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp…

6.2.3. Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong pháttriển của Việt Nam triển của Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế là có tác động tới toàn bộ tiến trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay. Để thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế thành công, Việt Nam cần phải tính toán cách thức phù hợp với điều kiện thực tế của mình.

a) Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế manglại lại

Nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để xây dựng chủ trương và chính sách phát triển thích ứng.

- Trong nhận thức, trước hết cần phải thấy rằng hội nhập kinh tế là một thực tiễn khách quan, là xu thế khách quan của thời đại, không một quốc gia nào có thể né tránh hoặc quay lưng với hội nhập. Việt Nam cũng không thể đứng ngoài

dòng chảy của lịch sử, hội nhập quốc tế không chỉ là “khẩu hiệu thời thượng” mà phải là “phương thức tồn tại và phát triển” của nước ta hiện nay.

- Nhận thức cần thấy rõ cả mặt tích cực và tiêu cực của hội nhập kinh tế vì tác động của nó là đa chiều, đa phương diện. Trong đó, coi mặt thuận lợi, tích cực là cơ bản nhưng đồng thời cũng phải thấy rõ những tác động mặt trái của hội nhập kinh tế. Đó là cơ sở để đề ra đối sách thích hợp.

- Nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế cần xác định rõ nhà nước là người dẫn dắt tiến trình hội nhập và hỗ trợ các chủ thể khác cùng tham gia sân chơi ở khu vực và toàn cầu, doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân sẽ là lực lượng nòng cốt. Hội nhập kinh tế quốc tế phải được coi là sự nghiệp của toàn dân.

Từ khi thực hiện đổi mới (1986), Việt Nam đã chủ trương phát triển một nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tham gia ngày càng rộng rãi vào việc phân công và hợp tác quốc tế. Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) đề ra phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”, đánh dấu mốc quan trọng khởi đầu của Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế trong thời kỳ mới, không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại song phương và đa phương sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã.

Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996), với mục tiêu: “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới” được coi là bước chuyển biến cơ bản trong nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế.

Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) nhấn mạnh việc “chủ động” hội nhập kinh tế quốc tế và Bộ Chính trị đã ban hành riêng Nghị quyết số 07-NQ/TW về hội nhập kinh tế.

Tại Đại hội Đảng lần thứ X (2006), Đảng ta đã nhấn mạnh “chủ động và tích cực” hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác. Giai đoạn này cũng đánh dấu sự kiển nổi bật về hợp tác kinh tế quốc tế khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 1/2007.

Đại hội lần thứ XI (2011), tiếp tục khẳng định chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Nghị quyết khẳng định: “Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy tối đa nội lực, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc; chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội

nhập quốc tế”1.Đồng thời Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW để cụ thể hóa chủ trương này trong điều kiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước đã chuyển sang giai đoạn hội nhập toàn diện trên tất cả các mặt: Kinh tế; chính trị, khoa học công nghệ và giáo dục, đào tạo...

Đại hội Đảng lần thứ XII cũng khẳng định: “Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác cụ thể; kết hợp hiệu quả ngoại lực và nội lực, gắn hội nhập kinh tế quốc tế với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ”1. Ngày 5/11/2016, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Nghị quyết xác định hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế.

Như vậy, ngay từ đầu, chúng ta đã có nhận thức đúng về tính khách quan, vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế và những nhận thức này ngày càng có bước phát triển quan trọng. Tư duy hội nhập chuyển từ “mở rộng quan hệ, gia nhập và tham gia hợp tác quốc tế” sang “chủ động đóng góp, tích cực khởi xướng và tham gia định hình các cơ chế hợp tác”. Với tầm và quy mô hội nhập hiện nay, các mối quan hệ kinh tế quốc tế của nước ta không đơn thuần là “hội nhập” mà ở tầm “liên kết”.

Một phần của tài liệu BG KTCT chương trình không chuyên 01 (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w