Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu BG KTCT chương trình không chuyên 01 (Trang 78 - 80)

c) Sự phân hóa giàu nghèo ở các nước tư bản có xu hướng ngày càng sâu sắc.

5.1.1. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Nội dung chương 5 sẽ được trình bày trong ba phần chính:

Phần thứ nhất trình bày khái niệm và đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Phần thứ hai trình bày các vấn đề về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Phần thứ ba, trình bày về quan hệ lợi ích và bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích trong phát triển ở Việt Nam.

5.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNGXÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

5.1.1. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Việt Nam

Kinh tế thị trường là kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó các quan hệ kinh tế, phân phối sản phẩm, lợi ích đều do các quy luật của thị trường điều tiết, chi phối.Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại, là kết quả phát triển lâu dài của lực lượng sản xuất và xã hội hóa các quan hệ kinh tế, trải qua các giai đoạn kinh tế thị trường sơ khai, kinh tế thị trường tự do và kinh tế thị trường hiện đại.

Tuy nhiên, không có mô hình kinh tế thị trường chung cho mọi quốc gia và mọi giai đoạn phát triển. Mỗi nước có những mô hình kinh tế thị trường khác nhau như: Mô hình kinh tế thị trường tự do mới ở Hoa Kỳ, kinh tế thị trường xã hội ở Cộng hòa liên bang Đức, kinh tế thị trường ở Nhật Bản, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc, kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam…

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một kiểu nền kinh tế thị trường phù hợp với Việt Nam, phản ánh trình độ phát triển và điều kiện lịch sử của Việt Nam.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo các quy luật khách quan của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của nhà nước Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

minh là những giá trị của xã hội tương lai, định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là hướng tới các giá trị cốt lõi của xã hội mới ấy.

Từ khái niệm trên đây, có thể thấy nội hàm của khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bao gồm những khía cạnh chủ yếu sau:

Một là: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một mô hình kinh tế thị trường đặc thù của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Xét về trình độ phát triển, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam bao gồm nhiều cấp độ: Sản xuất hàng hóa nhỏ, kinh tế thị trường sơ khai, kinh tế thị trường hiện đại đan xen. Xét về tính chất xã hội của kinh tế thị trường là vừa có những giá trị của xã hội tương lai, vừa còn những hệ quả của xã hội cũ chưa bị thay thế.

Hai là: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vừa chứa đựng những đặc điểm của kinh tế thị trường nói chung (tính phổ biến) vừa chứa đựng những đặc điểm của định hướng xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh một cách tự giác, xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam (tính đặc thù).

(1) Đặc điểm chung của kinh tế thị trường thể hiện ở những khía cạnh cơ bản sau:

- Vận hành đầy đủ và đồng bộ theo các quy luật thị trường (quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh …).

- Có nhiều hình thức sở hữu: Sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu hỗn hợp…

- Chủ thể thị trường có tính độc lập: người sản xuất - kinh doanh có quyền tự do kinh doanh, tự chủ trong việc ra quyết định sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Họ lấy lợi nhuận làm mục tiêu của hoạt động kinh tế, tự chịu rủi ro và tự chịu trách nhiệm trong sản xuất - kinh doanh. Còn người tiêu dùng được chủ động lựa chọn hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và được xem là “thượng đế”, vì họ là người “bỏ phiếu” cho việc mở rộng hay thu hẹp việc sản xuất - kinh doanh một mặt hàng, ngành hàng hay doanh nghiệp nào đó.

- Các chủ thể thị trường có địa vị bình đẳng về mặt pháp lý trong các giao dịch, kinh doanh, được bảo hộ bởi hệ thống pháp luật. Do vậy, các yếu tố cạnh tranh của thị trường được bảo hộ và không bị bóp méo.

- Thị trường giữ vai trò quyết định phân bổ các nguồn lực xã hội. Theo đó, các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất được lưu thông tự do trên thị trường sẽ được phân phối vào những nơi sử dụng có hiệu quả kinh tế cao nhất.

hóa và dịch vụ phụ thuộc vào hao phí lao động xã hội cần thiết và sự điều tiết của quan hệ cung - cầu.

- Là nền kinh tế mở (cả bên trong và bên ngoài); thị trường dân tộc thông suốt, gắn với thị trường quốc tế.

- Chính phủ quản lý vĩ mô nền kinh tế nhằm khắc phục những khuyết tật của thị trường. Chính phủ thực hiện quản lý các cân đối vĩ mô, sử dụng các công cụ: kế hoạch định hướng (chiến lược), hệ thống luật pháp, chính sách, các đòn bẩy kinh tế mà không can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

(2) Về định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện ở những khía cạnh cơ bản như sau:

- Là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước Việt Nam mà nhà nước này do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

- Là nền kinh tế thị trường mà việc xác lập thể chế về sở hữu, phân phối, quản trị kinh doanh của các chủ thể cũng như quản lý nhà nước hướng tới những giá trị dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

- Thực hiện phân phối công bằng chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong chính sách phát triển, từng giai đoạn phát triển mà không chờ đến khi có nền kinh tế phát triển mới thực hiện.

- Là nền kinh tế thị trường cần sự phát huy trí tuệ, nguồn lực của toàn bộ hệ thống các tổ chức chính trị xã hội cũng như của tất cả nhân dân cùng tham gia phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Ba là: là nền kinh tế thị trường có tính hiện đại và hội nhập quốc tế thể hiện ở chỗ kế thừa có chọn lọc những thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại, có hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách phù hợp với thông lệ, nguyên tắc, chuẩn mực phổ biến của quốc tế và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Bốn là: Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế; sử dụng các công cụ chính sách và nguồn lực nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện phát triển xã hội.

Một phần của tài liệu BG KTCT chương trình không chuyên 01 (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w