Tác động tích cực của cạnh tranh

Một phần của tài liệu BG KTCT chương trình không chuyên 01 (Trang 57 - 58)

Thứ nhất, cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực thúc đẩy phát tri ển nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động của các ch ủ thể kinh tế hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều nhằm mục đích lợi nhuậ n tối đa, do vậy họ phải cạnh tranh gay gắt với nhau để có được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh để thu được lợi nhuận cao nhất.

Thứ hai, cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt và phân bổ các nguồn lực kinh tế của xã hội một cách tối ưu. Mục đích hoạt động của các doanh nghiệ p là lợi nhuận tối đa, do đó họ sẽ đầu tư vào những nơi, những lĩnh vực có lợi nh uận cao (cung nhỏ hơn cầu) và bỏ trống những nơi, những lĩnh vực có lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhuận (cung lớn hơn cầu), do đó các nguồn lực kinh tế c ủa xã hội sẽ được chuyển đến nơi mà chúng được sử dụng với hiệu quả cao nhất.

Thứ ba, cạnh tranh kích thích tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh. Cạnh tranh tạo áp lực buộc người sản xuất phải cải tiến kỹ thuật, ứng dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, tăng năng suất lao động, nhờ đó kỹ thuật, công nghệ sản xuất của toàn xã hội không ngừng phát triển và thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh.

Thứ tư, cạnh tranh góp phần tạo cơ sở cho sự phân phối thu nhập lần đầu. Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất nào có năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, tức là có lợi thế trong cạnh tranh, thì sẽ có lợi nhuận cao và do đó có thu nhập cao. Ngược lại, người sản xuất nào có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh thấp, tức là kém lợi thế trong cạnh tranh, thì sẽ có lợi nhuận thấp hoặc không lợi nhuận, thậm trí bị thua lỗ và do đó họ sẽ có thu nhập thấp hoặc bị phá sản.

Thứ năm, cạnh tranh tạo ra khối lượng sản phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng tốt, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng và xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng là người cuối cùng quyết định chủng loại, số lượng và chất lượng của hàng hóa trên thị trường. Chỉ có những sản

phẩm hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng lựa chọn thì mới bán được và do đó người sản xuất mới có lợi nhuận. Vì vậy, người sản xuất phải tìm mọi cách để tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng sản phẩm đa dạng, dồi dào, phong phú, chất lượng tốt, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội.

Một phần của tài liệu BG KTCT chương trình không chuyên 01 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w