Quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Một phần của tài liệu BG KTCT chương trình không chuyên 01 (Trang 109 - 111)

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức.

a) Quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

mạng công nghiệp lần thứ tư

a) Quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam trong bốicảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Ngày nay, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tất cả các nước đều chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là thách thức, đồng thời cũng là cơ hội đối với tất cả các nước, đặc biệt là các nước còn kém phát triển.

Nhận thức được tầm quan trọng của cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0, nên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua các kỳ Đại hội Đảng, Đảng ta luôn khẳng định và nhất quán chiến lược xây dựng và phát triển nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Hội nghị Trung ương 4 khoá XII của Đảng (2016) đã ban hành Nghị quyết 05/NQ-TW “về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế”, trong đó nhấn mạnh đến việc xây dựng và thực hiện chính sách công nghiệp quốc gia, với trọng tâm đột phá là nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg (2017) “về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, trong đó đã chỉ ra những giải pháp quan trọng và phân công nhiệm vụ cho các bộ, ban, ngành nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Ngày 22/3/2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra mục tiêu:

- Đến năm 2030, hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với mục tiêu cụ thể là: Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30%, trong đó công nghiệp chế tạo đạt trên 20%; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%; tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt bình quân trên 10%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 7,5%/năm; chỉ số hiệu suất cạnh tranh công nghiệp (CIP) nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN; tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đạt trên 70%; xây dựng được một số cụm liên kết ngành công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế.cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại...

- Đến năm 2045, trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Tiêu chí Mức phải đạt

GDP bình quân đầu người Trên 5.000 USD/năm (Giá 2010)

Cơ cấu CN-XD-DV trong tổng GDP Trên 90%

Tỷ trọng CN chế tạo trong GDP Trên 20%

Tỷ lệ lao động trong CN-XD-DV Trên 70%

Tỷ lệ đô thị hóa Trên 50%

Điện sản xuất bình quân đầu người Trên 3000 kWh/người

Chỉ số HDI Trên 0,7

Hệ số GINI Từ 0,32 - 0,38

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo Trên 55%

Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch 100%

Nguồn: Tổng hợp từ "Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 (Văn kiện Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII)

Từ những chủ trương, đường lối, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước có thể xác định những quan điểm cơ bản về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là:

Một là, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữa vai trò chủ đạo.

Hai là, phát huy nguồn lực con người, đảm bảo sự phát triển nhanh, bền vững. Phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết tốt những vấn đề xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.

Ba là, coi trọng việc nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới, hiện đại, đặc biệt là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, ứng dụng nhanh công nghệ hiện đại vào những khâu quyết định, tạo sự đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ.

Bốn là, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội trong việc xác định các phương án phát triển và lựa chọn dự án đầu tư. Đầu tư chiều sâu ở một số ngành và lĩnh vực để khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh hiện có.

Năm là, giữ vững độc lập, tự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại.

Sáu là, kết hợp phát triển kinh tế với củng cố và tăng cường sức mạnh của an ninh, quốc phòng.

Một phần của tài liệu BG KTCT chương trình không chuyên 01 (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w