Bản chất của tích lũy tư bản

Một phần của tài liệu BG KTCT chương trình không chuyên 01 (Trang 45)

b) Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư

3.2.1. Bản chất của tích lũy tư bản

Trong thực tế nền kinh tế thị trường, tích luỹ tư bản chính là quá trình tái sản xuất tư bản.

Tái sản xuất, xét về qui mô có thể được thực hiện dưới hình thức:

- Tái sản xuất giản đơn: là quá trình sản xuất được lặp lại với qui mô như cũ. Trong TSX giản đơn, giá trị thặng dư được sử dụng hết cho tiêu dùng.

- Tái sản xuất mở rộng là quá trình sản xuất được lặp lại với qui mô lớn hơn trước.

Trong chủ nghĩa tư bản, tư bản không những được bảo tồn mà còn không ngừng lớn lên, thể hiện thông qua tích lũy tư bản trong quá trình tái sản xuất mở rộng. Để thực hiện tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm.

Ví dụ: một tư bản có qui mô năm 2019 là: c + v = 100 (triệu USD), được phân chia thành 90 triệu USD là giá trị của c, 10 triệu USD là giá trị của v, nếu tỷ suất giá trị thặng dư là 150 % thì giá trị thặng dư thu được là 15 triệu USD.

Giả sử nhà tư bản phân chia 15 triệu USD giá trị thặng dư thành: 5 triệu USD dành cho tiêu dùng (ký hiệu m1) và 10 triệu USD dành cho tích lũy mở rộng sản xuất (ký hiệu m2), nếu cấu tạo hữu cơ (c/v) không đổi thì 10 triệu USD sẽ được chia thành: 9 triệu USD tăng thêm cho c ( ký hiệu là Δc), 1 triệu tăng thêm cho v (ký hiệu là Δv). Vậy qui mô của tư bản này vào năm 2020 sẽ là 110 triệu USD, trong đó có: 99c và 11v.

Vậy, tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư.

Như vậy, bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa thông qua việc biến giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua mua thêm hàng hóa sức lao động, mở mang nhà xưởng, mua thêm nguyên vật liệu, trang bị thêm máy móc thiết bị. Tích lũy tư bản là quá trình có tính quy luật dưới tác động của động lực giá trị thặng dư và cạnh tranh. Nguồn gốc của tư bản tích luỹ là giá trị thặng dư. Nhờ tích lũy tư bản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không những trở thành thống trị, mà còn không ngừng mở rộng sự thống trị đó.

Một phần của tài liệu BG KTCT chương trình không chuyên 01 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w