Tác động tiêu cực của cạnh tranh

Một phần của tài liệu BG KTCT chương trình không chuyên 01 (Trang 58)

Cạnh tranh cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế, xã hội:

Một là, cạnh tranh cũng gây ra sự ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái. Trong nền kinh tế thị trường, vì mục tiêu lợi nhuận, nên các chủ thể kinh tế phải giảm chi phí sản xuất đến mức tối thiểu, do đó các chất thải do quá trình sản xuất sinh ra không được các doanh nghiệp xử lý, gây ô nhiễm môi trường, làm thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội. Hơn nữa, cũng vì mục tiêu lợi nhuận, nên các doanh nghiệp tìm mọi thủ đoạn khai thác bừa bãi làm cạn kiệt tài nguyên, gây mất cân bằng sinh thái.

Hai là, trong cạnh tranh không lành mạnh, các chủ thể kinh tế thường dẫn đến những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, vi phạm pháp luật. Trong kinh tế thị trường, các chủ thể có thể dùng những thủ đoạn cạnh tranh làm phương hại đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng và xã hội để thu lợi nhuận cao nhất về mình như: sử dụng các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, vi phạm pháp luật, làm hàng giả, hàng nhái, trốn lậu thuế, tung tin giả, … tất cả những hành vi đó sẽ gây thiệt hại lợi ích cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính, làm thiệt hại lợi ích cho người tiêu dùng và xã hội.

Ba là, cạnh tranh góp phần làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Trong cạnh tranh, những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trang bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, có trình độ tay nghề lao động cao, hợp lý hóa sản xuất tốt, thì sẽ có năng suất lao động cao, có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, họ sẽ không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh và do đó sẽ có lãi cao và giàu lên nhanh chóng. Ngược lại, những người không có điều kiện kinh doanh thuận lợi, trang bị kỹ thuật lạc hậu, trình độ tay nghề thấp, tổ chức quản lý yếu kém, năng suất lao động thấp, hao phí lao động cá biệt sẽ cao hơn hao phí lao động xã hội cần thiết,… Họ sẽ bị thua lỗ, phá sản và sẽ trở thành những người nghèo khó trong xã hội.

4.2. ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊTRƯỜNG TRƯỜNG

4.2.1. Lý luận của V.I. Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu BG KTCT chương trình không chuyên 01 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w