Các chủ thể trung gian trong thị trường

Một phần của tài liệu BG KTCT chương trình không chuyên 01 (Trang 31 - 34)

Do sự phát triển của sản xuất và trao đổi dưới tác động của phân công lao động xã hội, làm cho sự tách biệt tương đối giữa sản xuất và trao đổi ngày càng sâu sắc. Trên cơ sở đó xuất hiện những chủ thể trung gian trong thị trường.

mục đích kết nối, thông tin trong các quan hệ mua, bán giữa các chủ thể của thị trường. Nhờ vai trò của các trung gian này mà nền kinh tế thị trường trở nên sống động, linh hoạt hơn.

Hoạt động của các trung gian trong thị trường làm tăng cơ hội thực hiện giá trị của hàng hóa cũng như thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Các chủ thể trung gian làm tăng sự kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, làm cho sản xuất và tiêu dùng trở nên ăn khớp với nhau.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các chủ thể trung gian thị trường bao gồm các trung gian thương mại, trung gian phân phối, môi giới chứng khoán, môi giới nhà đất, môi giới khoa học công nghệ...Các trung gian trong thị trường không những hoạt động trên phạm vi thị trường trong nước mà còn trên phạm vi quốc tế. Mặc dù có vai trò quan trọng, song bên cạnh đó cũng có nhiều loại hình trung gian không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Những trung gian này cần được loại trừ.

d) Nhà nước

Trên thị trường, nhà nước vừa là người tiêu dùng lớn; đồng thời vừa là nhà sản xuất và cung cấp chủ yếu các hàng hóa, dịch vụ công cộng cho cá nhân và xã hội như dịch vụ quốc phòng, y tế, giáo dục, giao thông vận tải, thông tin liên lạc… Mục tiêu hoạt động của nhà nước là lợi ích chung của toàn xã hội, của cả nền kinh tế; song nhà nước không chỉ nhằm vào lợi ích kinh tế đơn thuần mà còn vì nhiều lợi ích khác như chính trị, quốc phòng, an ninh, giáo dục...

Có nhiều cách tiếp cận về vai trò của nhà nước, ở đây, vai trò của nhà nước với tư cách là một chủ thể tham gia thị trường được khái quát như sau:

Một là, thiết lập thể chế, môi trường pháp luật cho các hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường (kể cả nhà nước) đạt hiệu quả tối đa.

Nhà nước tạo hành lang pháp lý, định ra những luật về sở hữu, về quyền tài sản và hoạt động của các chủ thể tham gia các hoạt động kinh tế trên thị trường, nhà nước quy định trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng như trách nhiệm xã hội của người tiêu dùng khi tham gia thị trường.

Hai là, nhà nước đảm bảo tính công bằng, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng, khắc phục những khuyết tật của thị trường.

Nhà nước sử dụng công cụ luật pháp nhằm đảm bảo cho cơ chế thị trường vận hành tốt nhất, đảm bảo tự do kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng giữa các tác nhân kinh tế, khắc phục các yếu tố làm giảm hiệu quả của nền kinh tế. Thực hiện chức năng này, nhà nước sử dụng các biện pháp, công cụ, chính sách để can thiệp vào nền kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, khắc phục các

thất bại của thị trường, ngăn chặn các tác động tiêu cực của cơ chế thị trường. Nhà nước sử dụng các chính kinh tế, các chương trình phúc lợi xã hội nhằm giảm bớt tình trạng phân phối bất bình đẳng trong nền kinh tế do cơ chế thị trường gây ra; khắc phục những bất công trong xã hội trên nhiều lĩnh vực; tạo điều kiện cho mọi thành viên được hưởng phúc lợi như nhau và trợ cấp, giúp đỡ những người nghèo, hoàn cảnh khó khăn, gặp rủi ro bất trắc trong xã hội. Nhà nước còn đóng vai trò chính trong củng cố quốc phòng - an ninh, cung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng, chống ô nhiễm môi trường, phát triển giáo dục... để duy trì sự phát triển ổn định, lành mạnh của nền kinh tế.

Ba là, nhà nước thực hiện định hướng phát triển một số quan hệ kinh tế trong sản xuất và trao đổi nhằm đem lại phúc lợi cho xã hội. Nhà nước định hướng cho sự phát triển nền kinh tế và thực hiện điều tiết các hoạt động kinh tế để đảm bảo cho sản xuất, thị trường ổn định, phát triển theo đúng mục tiêu đề ra. Nhà nước xây dựng các chiến lược và quy hoạch phát triển, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nền kinh tế đáp ứng các yêu cầu phát triển. Nhà nước cũng tạo ra hành lang pháp luật cho các hoạt động kinh tế bằng cách đặt ra các điều luật cơ bản cho hoạt động của thị trường; đặt ra những quy định chi tiết cho hoạt động của người sản xuất, các doanh nghiệp. Khuôn khổ pháp luật do nhà nước thiết lập sẽ tác động, điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế theo định hướng nhất định.

Tóm lại, trong nền kinh tế, mọi quan hệ sản xuất và trao đổi, các hoạt động của các chủ thể đều chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan của thị trường; đồng thời chịu sự điều tiết, can thiệp của nhà nước qua việc thực hiện hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế. Mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước ở từng nước, từng giai đoạn có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ can thiệp của chính phủ đối với thị trường, song tất cả các mô hình đều có điểm chung là không thể thiếu vai trò kinh tế của nhà nước.

Các thuật ngữ cần ghi nhớ:

Sản xuất hàng hóa, hàng hóa, giá trị sử dụng, giá trị, lượng giá trị, năng suất lao động, cường độ lao động, lao động cụ thể, lao động trừu tượng, lao động giản đơn, lao động phức tạp, tiền tệ, thị trường, quy luật giá trị, quy luật cung cầu, lưu thông tiền tệ, cạnh tranh, quy luật cạnh tranh, thị trường, cơ chế thị trường, kinh tế thị trường, người sản xuất, người tiêu dùng.

Chương 3

SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Chương 3 sẽ được trình bày với ba nội dung cốt lõi: i) Lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư ii) Tích lũy tư bản; iii) Phân phối giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh tư bản chủ nghĩa

3.1. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ3.1.1. Nguồn gốc của giá trị thặng dư 3.1.1. Nguồn gốc của giá trị thặng dư

Một phần của tài liệu BG KTCT chương trình không chuyên 01 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w