Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng phápluật về bảođảm nghĩa vụ trả nợ bằng thế chấp tài sản của bên thứ ba trong hoạt động cấp tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm nghĩa vụ trả nợ bằng thế chấp tài sản của bên thứ ba trong hoạt động cấp tín dụng và thực tiễn tại agribank huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 85 - 90)

nghĩa vụ trả nợ bằng thế chấp tài sản của bên thứ ba trong hoạt động cấp tín dụng tại Agribank Huyện Hoành Bồ Tỉnh Quảng Ninh

Rủi ro xảy ra khi ngân hàng cho khách hàng vay vốn mà không thu hồi được dẫn đến vốn bị ứ đọng khơng xoay vịng. Nếu ngân hàng thực hiện chính sách cho vay, kinh doanh có hiệu quả thì sẽ dẫn tới có nhiều khách hàng có quan hệ tốt với ngân hàng, uy tín của ngân hàng sẽ được nâng cao, tạo điều kiện huy động vốn dễ dàng và đạt hiệu quả cao.

Để thực hiện mục tiêu kinh doanh có hiệu quả, giảm tỷ lệ rủi ro, đảm bảo an tồn vốn tín dụng ngân hàng nên thực hiện các biện pháp sau:

- Thứ nhất: Trước khi cho vay phải thẩm định kỹ khách hàng, khách hàng phải có tài sản thế chấp, đủ tư cách pháp nhân, dự án đầu tư có tín nhiệm, làm ăn tốt, có quan hệ lâu dài với ngân hàng.

- Thứ hai: Ngân hàng phối hợp chặt chẽ với cơ quan chính quyền để quản lý tài sản thế chấp của khách hàng.

* Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ nhân viên ngân hàng đặc biệt là cán bộ tín dụng, những người trực tiếp đầu tư và thẩm định tài sản

Cán bộ nhân viên ngân hàng phải có sự hiểu biết nhất định, bảo đảm thủ tục và giải đáp các vướng mắc cho khách hàng do đó nhân viên ngân hàng phải thường xuyên học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trong thời gian tới Chi nhánh cần tiếp tục tăng cường cơng tác đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích cán bộ học thêm ngồi giờ hành chính, tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng thường xuyên, có động viên khen thưởng với những cán bộ nhân viên đạt kết quả cao.

Bên cạnh trình độ năng lực thì các cán bộ nhân viên cũng nên phát huy và nâng cao tác phong đạo đức nghề nghiệp.

Trên đây là một số giải pháp cụ thể mang tính chất xây dựng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế thực tiễn của đất nước, cũng như nhằm đảm bảo sự phù hợp trong việc giao lưu thương mại với các nước trên thế giới. Việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong hoạt động bảo đảm tiền vay sẽ giúp cho hoạt động cấp tín dụng tại các ngân hàng thương mại nói chung và tại Agribank Hồnh Bồ nói riêng được vận hành một cách hiệu quả, tạo cho cơ chế pháp luật

thơng thống, cởi mở hơn, tránh những mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định của pháp luật.

Việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong hoạt động bảo đảm tiền vay sẽ giúp cho hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại được vận hành một cách hiệu quả, tạo cho cơ chế pháp luật thơng thống, cởi mở hơn, tránh những mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định của pháp luật. Em mạnh dạn nêu một số phương hướng hoàn thiện và những giải pháp cụ thể nêu trên khi đúc rút ra được trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo thực tiễn từ hoạt động của Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên do thời gian có hạn, điều kiện nghiên cứu cũng như giới hạn luận văn nên chưa thể trình bày mọi mặt của vấn đề.

KẾT LUẬN

Trong những năm vừa qua, hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, ngày càng khẳng định vai trị quan trọng của mình trong nền kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh những thành công gặt hái được thì vẫn cịn những trở ngại khó khăn cần khắc phục. Những khó khăn đó là những vướng mắc còn tồn tại trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo đảm nghĩa vụ trong hoạt động cấp tín dụng đặc biệt là vấn đề thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của người đi vay trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM - vấn đề được nghiên cứu xuyên suốt luận văn này. Thực tiễn đã chứng minh bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba đóng góp một phần không nhỏ đối với hoạt động cấp tín dụng của NHTM, nhu cầu vay vốn của thị trường và sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.

Bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung trong Bộ luật dân sự 2005 trước đây và Bộ luật dân sự 2015 hiện nay, Luật tổ chức tín dụng 2010, Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Nghị định 11/2012/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 163, Thông tư 16/2014/NĐ-CP về xử lý tài sản bảo đảm, Quy chế cho vay của Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại... Hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba hồn tồn có đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện trên thực tiễn. Pháp luật về vấn đề này được quy định khá đầy đủ mặc dù cịn tản mạn và tất nhiên chưa thể hồn chỉnh.

Thực tế trong thời gian qua đã có rất nhiều tranh chấp xảy ra giữa các NHTM và các cá nhân, tổ chức về vấn đề hình thức của Hợp đồng thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba, với tài sản thế chấp là Quyền sử dụng đất.Và vấn đề càng trở lên phức tạp và ồn ào hơn khi một loạt các hợp đồng thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba bị tuyên vô hiệu dẫn đến sự hoang mang, lo lắng cho các NHTM khi hàng loạt các hợp đồng khác đang đứng trước nguy cơ bị tuyên vô hiệu. Do vậy người viết nhận thấy rằng biện pháp thế chấp bằng tài sản của người thứ ba để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ ở các NHTM là một vấn đề pháp lý phức tạp, cần có một cơng trình nghiên cứu để

làm rõ bản chất pháp lý của biện pháp này và thực tiễn áp dụng bởi thực tế việc áp dụng gặp rất nhiều khó khăn khi hệ thống pháp luật quy định chưa hoàn thiện về hai biện pháp thế chấp và bảo lãnh. Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài đã nêu cũng vì mục tiêu này.

Từ việc nghiên cứu một cách cụ thể về: Những vấn đề lý luận về giao dịch bảo đảm nghĩa vụ dân sự bằng tài sản của bên thứ ba; Thực trạng pháp luật Việt Nam về giao dịch bảo đảm nghĩa vụ dân sự bằng tài sản của bên thứ ba; Định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm nghĩa vụ dân sự bằng tài sản của bên thứ ba thì người viết đưa ra những kết luận sau đây:

Luận văn đã chỉ ra được những vấn đề lý luận chung về thế chấp tài sản bảo đảm của bên thứ ba trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM, góp phần khái qt về chế định thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện các hoạt động tín dụng của NHTM. Trên cơ sở kết hợp giữa việc nghiên cứu thực trạng áp dụng thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện các hoạt động tín dụng của NHTM và q trình so sánh, nhận định tương quan với những quy định trước đó về vấn đề này người viết đã đưa ra những điểm tiến bộ cũng như những hạn chế còn tồn tại của chế định thế chấp tài sản.

Từ những nghiên cứu thực trạng pháp luật và đối chiếu với thực tiễn hoạt động thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba, cùng những yêu cầu đặt ra đối với các quy định của pháp luật về thế chấp, từ đó người viếtđề xuất một số kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật về thế chấp và bảo lãnh, góp phần vào q trình hồn thiện các biện pháp bảo đảm nói chung và biện pháp thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba nói riêng.

Hy vọng rằng qua luận văn này những suy nghĩ của tác giả có thể góp phần nhỏ bé, làm nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho các NHTM, cơ quan có thẩm quyền trong việc áp dụng, xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba nhằm bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô khoa Luật trường Đại học Ngoại thương và Tiến sĩ Hà Cơng Anh Bảo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm nghĩa vụ trả nợ bằng thế chấp tài sản của bên thứ ba trong hoạt động cấp tín dụng và thực tiễn tại agribank huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)