Thực trạng phápluật về thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm nghĩa vụ trả nợ bằng thế chấp tài sản của bên thứ ba trong hoạt động cấp tín dụng và thực tiễn tại agribank huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 59 - 65)

Xử lý tài sản bảo đảm khi khách hàng không trả nợ luôn là vấn đề khó giải quyết đối với mỗi ngân hàng đặc biệt là trong việc giải quyết tài sản thế chấp của bên thứ ba để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của người đi vay, khi mà các quy định của pháp luật chưa được rõ ràng về vấn đề này và vẫn cịn có những cách hiểu khác nhau về bản chất pháp lý của thế chấp bằng tài sản của người thứ ba trong hoạt động cho vay và xử lý tài sản bảo đảm của NHTM.

Tuy pháp luật trao việc lựa chọn phương thức xử lý tài sản bảo đảm cho các bên quyết định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, khi có hành vi vi phạm xảy ra, bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh tốn khi đến hạn, bên có tài sản thế chấp khơng dễ dàng hợp tác với ngân hàng để xử lý tài sản thế chấp nên việc định giá và chuyển quyền sử dụng đất vẫn phải phụ thuộc nhiều vào ý chí của chủ sở hữu, gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình xử lý, như chủ sở hữu tài sản bỏ trốn hoặc không chịu ký vào biên bản định giá tài sản hoặc không chịu ký văn bản chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua, bên nhận chính tài sản bảo đảm.

Quy trình tố tụng hiện hành cũng dẫn đến khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong q trình tiếp cận tài sản thế chấp và giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản thế chấp. Dù nhiều trường hợp, hợp đồng thế chấp QSDĐ đã được các bên ký kết theo đúng quy định của pháp luật (hợp đồng được công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm), nhưng khi phát sinh tranh chấp thì Tịa án vẫn phải giải quyết theo một quy trình tố tụng chung nên dẫn đến hệ quả là tài sản khơng đủ để thanh tốn nghĩa vụ theo bản án, quyết định của Tòa án do giá trị bị giảm, bị hư hỏng, bị tẩu tán. Ngoài ra, kết quả xử lý tài sản bảo đảm vẫn còn phụ thuộc vào cách thức giải quyết của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản khi bên nhận bảo đảm thực hiện thủ tục sang tên, trước bạ đối với tài sản bảo đảm.

Nguyên nhân của tình trạng này là do quy định của pháp luật hiện hành trong việc xử lý tài sản thế chấp còn nhiều bất cập. Đặc biệt là trong các phương thức về xử lý tài sản cụ thể:

Thứ nhất, về thẩm quyền bán tài sản bảo đảm

Hợp đồng thế chấp có điều khoản thoả thuận về việc bên nhận thế chấp được quyền bán tài sản thế chấp, thậm chí ghi nhận rõ việc bên thế chấp uỷ quyền cho bên nhận thế chấp. Tuy nhiên, hầu hết công chứng viên, tổ chức bán đấu giá và cơ quan đăng ký sang tên bất động sản chỉ chấp nhận thỏa thuận tại thời điểm bán tài sản, mà không chấp nhận thỏa thuận từ trước trong hợp đồng bảo đảm, mà đòi hỏi bên thế chấp phải ký hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng uỷ quyền tại thời điểm xử lý tài sản thế chấp, nhất là đối với bất động sản. Việc này đã làm cho quá trình xử lý tài sản bảo đảm thường phải đưa ra Toà án, bị kéo dài, tốn kém và ảnh hưởng đến việc hạch tốn, nộp thuế khơng đúng với bản chất giao dịch. Do vậy một số TCTD đã đối phó với việc này bằng cách: Làm hợp đồng uỷ quyền bán tài sản cùng thời điểm với việc ký hợp đồng thế chấp. Điều này là bất hợp lý và cũng chỉ một số tổ chức công chứng chấp nhận.

Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc trên là do quy định tại Điều 64a của Nghị định 11/2012/NĐ-CP “Bán tài sản bảo đảm” và các quy định khác của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP cho phép bên nhận bảo đảm được bán hoặc yêu cầu tổ chức bán đấu giá bán tài sản bảo đảm theo thỏa thuận. Khoản 2, Điều 70 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm đã quy định “Trong trường hợp pháp luật quy định việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu, hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người phải thi hành án với người mua tài sản về việc xử lý tài sản bảo đảm thì hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản được dùng để thay thế cho các loại giấy tờ này”. Tuy nhiên BLDS 2015 và các bộ luật chuyên ngành khác chưa có quy định cụ thể về vấn đề này.

Thứ hai, trường hợp tài sản thế chấp được dùng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ

nếu các bên khơng có thỏa thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp tài sản của bên thế chấp được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó cũng được thực hiện theo thỏa thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu các bên khơng có thỏa thuận hoặc khơng thỏa thuận được, thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Nhưng trên thực tế, hoạt động xử lý tài sản thế chấp rất cần sự hỗ trợ từ chính các quy định và sự hoạt động chuyên nghiệp của tổ chức đấu giá và tổ chức định giá bán tài sản. Tuy nhiên, hoạt động định giá ở nước ta hiện nay chưa mang tính phổ biến và chuyên nghiệp nên việc xác định giá bán tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn, thậm chí phát sinh nhiều tranh chấp, ảnh hưởng đến tiến độ xử lý tài sản thế chấp.

* Khó khăn khi xác lập, xử lý tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất:

Trong hầu hết các trường hợp, khi có hành vi vi phạm xảy ra, bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh tốn khi đến hạn, bên có tài sản thế chấp khơng dễ dàng hợp tác với ngân hàng để xử lý tài sản thế chấp nên việc định giá và chuyển quyền sử dụng đất vẫn phải phụ thuộc nhiều vào ý chí của chủ sở hữu, gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình xử lý, như chủ sở hữu tài sản bỏ trốn hoặc không chịu ký vào biên bản định giá tài sản hoặc không chịu ký văn bản chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua, bên nhận chính tài sản bảo đảm. Quy trình tố tụng hiện hành cũng dẫn đến khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong q trình tiếp cận tài sản thế chấp và giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản thế chấp. Dù nhiều trường hợp, hợp đồng thế chấp QSDĐ đã được các bên ký kết theo đúng quy định của pháp luật (hợp đồng được công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm), nhưng khi phát sinh tranh chấp thì Tịa án vẫn phải giải quyết theo một quy trình tố tụng chung nên dẫn đến hệ quả là tài sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ theo bản án, quyết định của Tòa án do giá trị bị giảm, bị hư hỏng, bị tẩu tán. Ngoài ra, kết quả xử lý tài sản bảo đảm vẫn còn phụ thuộc vào cách thức giải quyết của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản khi bên nhận bảo đảm thực hiện thủ tục sang tên, trước bạ đối với tài sản bảo đảm.

* Khó khăn khi xử lý tài sản thế chấp của người thứ ba là động sản

Hiện nay các loại tài sản là động sản phổ biến thường được đem đi thế chấp ở ngân hàng đó là: các phương tiện vận tải như tàu bay, tàu biển, ô tô, các loại hàng hóa luân chuyển, hàng hóa tồn kho... Tuy nhiên đặc trưng của biện pháp thế chấp đó là bên thế chấp không cần chuyển giao tài sản cho bên nhận thế chấp,vì vậy bên thế chấp vẫn được tiếp tục sử dụng tài sản để kinh doanh, hoặc sử dụng. Tuy nhiên cũng xuất phát từ chính đặc trưng này đã gây ra khơng ít khó khăn cho phía ngân hàng khi tài sản bảo đảm bị hao hụt, bị đánh tráo hoặc tự ý bán đi mà ngân hàng không hay biết.

* Về thế chấp hàng hoá luân chuyển.

Tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dù đã được đăng ký thế chấp và các bên thoả thuận chỉ được bán khi có sự đồng ý của bên nhận thế chấp, nhưng bên thế chấp có thể bán bất kỳ lúc nào mà khơng cần có sự đồng ý của bên nhận thế chấp. Và bên nhận thế chấp chỉ có quyền “u cầu

bên mua thanh tốn tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được

trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán.” Bởi theo quy định tại

Khoản 4, Điều 321BLDS năm 2015 quy định: Bên thế chấp tài sản có quyền “Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa ln chuyển trong q trình sản xuất, kinh doanh”. Đồng thời Nghị định số 163/2006/NĐ-CP cũng quy định bên nhận thế chấp chỉ có quyền thu hồi tài sản thế chấp “trong trường hợp bên

thế chấp bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hố ln chuyển trong q trình sản xuất, kinh doanh mà khơng có sự đồng ý của bên nhận thế chấp”.

Các quy định trên đã đương nhiên cho phép bên thế chấp được bán tài sản thế chấp và loại trừ hoàn toàn quyền của bên nhận thế chấp đối với việc thu hồi tài sản thế chấp đã được đăng ký thế chấp hợp pháp bị bán trái với thoả thuận. Như vậy bên mua tài sản thế chấp ln được bảo vệ, khơng cần biết có ngay tình hay khơng và dù cho tài sản thế chấp có hay khơng được đăng ký thế chấp.Với những quy định như trên, pháp luật đã mặc nhiên phủ nhận ý chí thoả thuận của các bên và đã vơ hiệu hố ý nghĩa, tác dụng của cơ chế đăng ký thế chấp tài sản là hàng hố ln chuyển

trong q trình sản xuất, kinh doanh.Bên cạnh đó trong nhiều trường hợp hàng tồn kho như: cà phê, thóc, gạo... cũng được coi là tài sản bảo đảm để thế chấp vay tại các ngân hàng. Tuy nhiên những tài sản đảm bảo bằng hàng tồn kho không bắt buộc đăng ký giao dịch bảo đảm, do vậy việc thế chấp bằng các giao dịch tài sản hàng tồn kho này nếu doanh nghiệp muốn lừa ngân hàng thì khơng mấy khó. Ngay cả việc kiểm đếm hàng trăm ngàn tấn cũng rất phức tạp. Đồng thời việc xác định tài sản này đã cầm cố hay thế chấp ở những ngân hàng nào tương đối khó. Vì việc này chỉ được xác định thông qua lời khai của khách hàng nếu tài sản này không được đăng ký giao dịch đảm bảo. Do vậy trong thời gian qua đã có khơng ít vụ việc sử dụng hàng tồn kho để thế chấp vay ở nhiều ngân hàng, trong khi đó giá trị tài sản bảo đảm không đủ để thực hiện nhiều nghĩa vụ. Tiêu biểu như vào năm 2013 xảy ra vụ tranh chấp của bảy ngân hàng là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Công Thương (Vietinbank), Phương Đông (OCB), Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), Hàng Hải (MaritimeBank), Quân Đội (MB), Quốc Tế (VIB) cùng tranh chấp 1 kho cà phê có tới phân nửa là rác. Do Công ty trách nhiệm hữu hạn Trường Ngân (tỉnh Bình Dương) thế chấp để vay 600 tỉ đồng ở bảy ngân hàng nói trên. Cơng ty này đã đưa 3.360 tấn để thế chấp cho bảy ngân hàng nhưng khi tiến hành kiểm tra thì chỉ có 1.500 tấn hàng, còn 700 tấn là cà phê, số còn lại lại chỉ là vỏ, rác và tạp chất khơng có giá trị về kinh tế. Ngun nhân gây ra thất thốt hàng hóa thế chấp trong các trường hợp trên một phần do chính doanh nghiệp có ý đồ lừa đảo. Tuy nhiên một phần là do các Ngân hàng khơng kiểm sốt được q trình nhập xuất kho, khơng ước lượng được khối lượng hàng hóa thực tế đồng thời khơng kiểm sốt được chất lượng hàng hóa với khối lượng lớn. Ngồi ra, hàng hóa thì đều giống nhau nên khơng thể nhận biết được là hàng hóa này có được thế chấp tại ngân hàng khác hay chưa.

* Về thế chấp các phương tiện vận tải.

Theo quy định tại Điều 20a “Giữ giấy tờ về tài sản thế chấp” của Nghị định số 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ- CP có quy định “Trong trường hợp tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển hoặc phương tiện giao thơng quy định tại Điều 7a Nghị định này thì bên thế chấp giữ bản chính

Giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay, Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực”.Như vậy theo quy định trên các động sản như: tàu bay, tàu biển, các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thơng đường sắt khi được đem đi thế chấp, thì bên nhận thế chấp sẽ khơng giữ Giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu...do vậy bên thế chấp dễ dàng bán, gán nợ, cầm cố, thế chấp,… xe ô tô đã được thế chấp hợp pháp, vì họ giữ cả xe và Giấy chứng nhận quyền sở hữu.

Tuy nhiên tại Khoản 1 Điều 320 “Nghĩa vụ của bên thế chấp” của BLDS 2015 quy định “Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác”. Và tất nhiên các NHTM sẽ thỏa thuận với bên thế chấp giao giấy tờ chứng nhận đăng ký xe hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu... Mặc dù pháp luật vẫn bảo vệ quyền của bên nhận thế chấp, nhưng các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro quá cao, vì trên thực tế NHTM chỉ được giữ các giấy tờ chứng minh quyền sử hữu còn tài sản thế chấp là phương tiện di chuyển khắp nơi trên cả nước, nên không dễ theo dõi, quản lý, nhất là đối với động sản là xe ô tô.

Các quy định của pháp luật hiện hành chưa đề cập một cách đầy đủ các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động bảo đảm nghĩa vụ trả nợ bằng thế chấp tài sản. Tuy nhiên, thì ta vẫn có thể thấy rằng các quy định của pháp luật liên quan đến thế chấp tài sản ngày càng có xu hướng hồn thiện hơn qua các thời kỳ. Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, Luật Đất đai 2013 cùng với các văn bản dưới luật về giao dịch bảo đảm đã tạo ra cơ sở pháp lý giúp cho các NHTM có thể xác lập các giao dịch đảm bảo tiền vay cũng như việc xử lý nợ quá hạn. Để đáp ứng được nhu cầu hội nhập quốc tế, thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam thì việc có những quy định rõ ràng về hoạt động bảo đảm tiền vay của ngân hàng nói chung đặc biệt là thế chấp nói riêng cũng góp một vai trị quan trọng để phát triển nền tài chính - ngân hàng.

Mặc dù pháp luật có xu hướng hồn thiện về các quy định về bảo đảm tiền vay, nhưng pháp luật trong lĩnh vực này cịn có rất nhiều những bất cập, hạn chế

ảnh hưởng đến thực tiễn áp dụng. Chính vì quy định chưa cụ thể, rõ ràng về các giao dịch đảm bảo tiền vay, đặc biệt về thế chấp tài sản của người thứ ba cịn có những mâu thuẫn, chồng chéo cho nên gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật vào xác lập các hợp đồng bảo đảm, dễ dẫn đến hợp đồng bảo đảm bị vô hiệu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên. Ngồi ra, pháp luật hiện hành cũng chưa tạo lập được những đảm bảo pháp lý cần thiết để bên nhận bảo đảm có thể chủ động xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở các hợp đồng bảo đảm được giao kết hợp pháp, do đó nhiều vụ việc không thực hiện được theo thoả thuận (trong giai đoạn xử lý), phải khởi kiện, gây tốn kém về thời gian, chi phí...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm nghĩa vụ trả nợ bằng thế chấp tài sản của bên thứ ba trong hoạt động cấp tín dụng và thực tiễn tại agribank huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)