Thống nhất và cụ thể hóa các quy định về bảođảm nghĩa vụ tiền vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm nghĩa vụ trả nợ bằng thế chấp tài sản của bên thứ ba trong hoạt động cấp tín dụng và thực tiễn tại agribank huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 73 - 74)

Pháp luật cần có những quy định thống nhất và cụ thể về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và bảo đảm tiền vay để tạo sự thuận tiện cho người áp dụng, tránh dẫn đến các cách hiểu khác nhau, gây nên sự mâu thuẫn khơng đáng có. Đồng thời, cần nâng tầm quy định về giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bao gồm cả giao dịch bảo đảm tiền vay, lên thành Luật giao dịch bảo đảm, dựa trên nền tảng chung là Bộ luật Dân sự. Trong Luật giao dịch bảo đảm, cần quy định tất cả các vấn đề liên quan đến nội dung cũng như hình thức, thủ tục của một giao dịch bảo đảm như tài sản bảo đảm, nghĩa vụ được bảo đảm, thủ tục công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm...Vì trên thực tế, dù đã ban hành Nghị định 163/2006/NĐ-

CP về giao dịch bảo đảm, và Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, nhưng các quy định này chưa đầy đủ vẫn cịn gây rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng, bởi để xác lập và xử lý một giao dịch bảo đảm còn được quy định rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.

Khi xây dựng một đạo luật về giao dịch bảo đảm, ngồi những quy định có thể áp dụng chung cho mọi giao dịch bảo đảm, phần nào liên quan đến đặc thù của hoạt động ngân hàng thì đưa thành chế định riêng, quy định riêng để điều chỉnh. Ví dụ như các quy định về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, cần phải trao quyền nhiều hơn, mạnh mẽ hơn cho các ngân hàng, cụ thể là mở rộng phạm vi các trường hợp ngân hàng được chủ động bán tài sản bảo đảm mà khơng cần phải có sự đồng ý của bên bảo đảm, khơng nhất thiết phải khởi kiện ra cơ quan Tòa án. Bởi lẽ Ngân hàng là chủ thể được tổ chức và hoạt động rất chặt chẽ lại chịu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của các cơ quan chức năng (như Ngân hàng Nhà nước)..., nên khả năng lạm dụng quyền của ngân hàng trong khi xử lý tài sản là rất ít. Ngồi ra, ngân hàng là doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh, do đó, nếu có sự lạm quyền, gây thiệt hại cho bên bảo đảm và các bên liên quan, thì chủ thể này hồn tồn có khả năng bồi thường cho họ một cách nhanh chóng nếu bị khởi kiện.

Bên cạnh đó, các quy định về các biện pháp bảo đảm tiền vay cũng cần quy định theo hướng rõ ràng hơn về bản chất của từng biện pháp cụ thể, đặc biệt đối với biện pháp thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba, bảo lãnh trong đảm bảo tiền vay, bởi hai biện pháp này cịn có những cách hiểu chưa thống nhất. Quy định về quyền và nghĩa vụ của bên thứ ba trong quan hệ thế chấp tài sản còn chưa rõ ràng, và chưa có sự thống nhất giữa Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn về bảo đảm tiền vay bằng tài sản của bên thứ ba. Ngoài ra, cũng cần phải bổ sung, làm rõ các quy định về hiệu lực, hợp đồng thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại.

3.2.2 Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến việc xác lập và thực hiện giao dịch bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm nghĩa vụ trả nợ bằng thế chấp tài sản của bên thứ ba trong hoạt động cấp tín dụng và thực tiễn tại agribank huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)