Một số nét chính về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Hoành Bồ Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm nghĩa vụ trả nợ bằng thế chấp tài sản của bên thứ ba trong hoạt động cấp tín dụng và thực tiễn tại agribank huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 71)

Huyện Hồnh Bồ Quảng Ninh

2.3.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nơng thơn Huyện Hồnh Bồ Quảng Ninh

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thơn Huyện Hồnh Bồ Quảng Ninh (sau đây gọi tắt là Agribank Hoành Bồ) là chi nhánh cấp 2 trực thuộc Agribank tỉnh Quảng Ninh, trước đây là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nhà nước tỉnh khi Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thành lập thì được tách ra và hoạt động cho đến nay.

Tên giao dịch: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam-Chi nhánh Huyện Hoành Bồ Quảng Ninh.

Agribank Hoành Bồ là chi nhánh NHTM quốc doanh duy nhất đóng trên địa bàn huyện có mạng lưới ngân hàng được phân bố rộng khắp với chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng trên mặt trận nơng nghiệp nơng thôn và các thành phần kinh tế khác trong huyện. Agribank Hoành Bồ đã và đang giữ vai trò chủ đạo trên thị trường tài chính tín dụng ở nơng thơn.

2.3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Agribank Hoành Bồ * Chức năng

Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn theo phân cấp của Agribank tỉnh Quảng Ninh.

Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra kiểm soát nội bộ theo ủy quyền Giám đốc.

Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao.

* Nhiệm vụ

Huy động vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ. Sử dụng vốn bằng đồng Việt Nam.

Các dịch vụ trung gian như thực hiện thanh tốn trong và ngồi nước, thực hiện ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ, thanh toàn tiền điện, tiền nước qua ngân hàng...

Phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.

Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Agribank Quảng Ninh.

Thực hiện việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ.

Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, ngành ngân hàng liên quan đến hoạt động của Chi nhánh.

* Cơ cấu bộ máy tổ chức của Agribank Hoành Bồ

Bên cạnh thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu kinh doanh, ngân hàng hết sức quan tâm đến cơng tác tổ chức cán bộ, giảm chi phí quản lý, góp phần thực hiện kế hoạch của ngân hàng. Hiện nay biên chế của Agribank Hoành Bồ là 26 người. Trong đó:

Ban giám đốc: 02 người

Phịng kế tốn - ngân quỹ hành chính: 8 người Phịng kế hoạch kinh doanh: 6 người

Phòng giao dịch Quảng La: 5 người Phòng giao dịch Thống Nhất: 5 người

2.3.1.4 Các hoạt động chủ yếu của Agribank Hoành Bồ * Hoạt động huy động vốn

- Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi thanh toán

- Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm, bao gồm: + Tiết kiệm không kỳ hạn

+ Tiết kiệm có kỳ hạn

+Các loại tiền gửi tiết kiệm khác như tiết kiệm an sinh, tiết kiệm học đường...

- Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác

* Hoạt động sử dụng vốn (cấp tín dụng)

- Cho vay (chủ yếu) - Bảo lãnh

* Hoạt động dịch vụ

- Dịch vụ chuyển tiền trong nước:

- Dịch vụ nhờ thu tự động: thu phí bảo hiểm Prudential, bảo hiểm Bảo Việt, thu tiền điện, tiền nước…

- Dịch vụ nhận tiền từ nước ngồi chuyển về thơng qua hệ thống Western Union

- Dịch vụ thẻ

2.3.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ bằng thế chấp tài sản của bên thứ ba trong hoạt động cấp tín dụng tại Agribank Huyện chấp tài sản của bên thứ ba trong hoạt động cấp tín dụng tại Agribank Huyện Hồnh Bồ Quảng Ninh.

Cho đến nay Agribank Hoành Bồ vẫn hoạt động như một ngân hàng truyền thống bao gồm các nghiệp vụ chủ yếu như nhận tiền gửi, cho vay và thanh tốn. Nó chưa thực sự trở thành một ngân hàng hiện đại, đa năng và lợi nhuận thu được phần lớn là từ nghiệp vụ cho vay. Vì vậy tại Agribank Hồnh Bồ nói đến hoạt động cấp tín dụng chủ yếu là nói đến hoạt động cho vay. Đây là hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho ngân hàng nên hoạt động cho vay cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vì vậy để đảm bảo lợi ích, hạn chế rủi ro khi cho khách hàng vay vốn thì các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ (chủ yếu là thế chấp tài sản) rất được Agribank Hoành Bồ chú trọng.

Hiện nay Agribank Hoành Bồ đang cho vay có bảo đảm bằng tài sản theo Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014 của Hội đồng thành viên về việc ban hành quy định giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Trong thời gian vừa qua nhờ làm tốt trong công tác thẩm định, đặc biệt là khâu thẩm định tài sản bảo đảm nên hoạt động sử dụng vốn của Agribank Hoành Bồ cũng đạt được một số kết quả nhất định.

2.3.2.1 Một số kết quả đạt được

Cùng với việc mở rộng đầu tư tín dụng để chủ động đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong địa bàn Huyện Hồnh Bồ thì việc làm thế nào để đầu tư an toàn, hiệu quả cũng được Agribank Hoành Bồ quan tâm. Một trong số các biện pháp đó là tài sản thế chấp để đảm bảo cho khoản vay. Tính đến tháng 10 năm 2019 tổng dư nợ của Agribank Hoành Bồ là 539.739 triệu đồng. Trong đó dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm là 420.996 triệu đồng tương đương với 1.483 tài sản thế chấp, tài sản

của bên thứ ba là 284 tài sản chiếm 19,15% tổng số tài sản. (Nguồn người viết lấy từ báo cáo tháng 10/2019 của Agribank Hoành Bồ).

Bên cạnh đó nhờ khâu thẩm định chặt chẽ, đánh giá đúng giá trị tài sản, xác định đúng được chủ thể hợp đồng nên thời gian vừa qua, tỷ lệ nợ xấu của Agribank Hoành Bồ ở mức thấp (0,2%). Trong năm 2019 chỉ có duy nhất một trường hợp vay vốn có thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba phải nhờ tòa án can thiệp và đã giải quyết xong, bên có tài sản thế chấp đã đồng ý bán tài sản thế chấp để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay.

2.3.2.2 Một số tồn tại và khó khăn

Ngồi một số kết quả đạt được thì bên cạnh đó việc cho vay có bảo đảm bằng thế chấp tài sản của bên thứ ba vẫn còn một số tồn tại và khó khăn. Cụ thể:

* Khó khăn trong q trình quản lý tài sản thế chấp, đặc biệt tài sản thế chấp là động sản: Thực tế ngân hàng khi nhận thế chấp là chỉ giữ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu còn bên thế chấp vẫn được sử dụng tài sản thế chấp do đó Ngân hàng rất khó khăn trong việc kiểm tra, quản lý tài sản thế chấp. Tại Agribank Hồnh Bồ đã có trường hợp giấy tờ xe đang được thế chấp tại ngân hàng, tuy nhiên bên thế chấp vẫn mang tài sản là xe ô tô đi cắm ký, sang nhượng cho người khác và ngân hàng đã phải nhờ sự can thiệp của pháp luật.

* Khó khăn trong q trình xử lý tài sản để thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu

Thực tế, khi có hành vi vi phạm xảy ra, bên vay không thực hiện hoặc thực hiện khơng đầy đủ nghĩa vụ thanh tốn khi đến hạn, bên có tài sản thế chấp khơng dễ dàng hợp tác với ngân hàng để xử lý tài sản thế chấp nên việc định giá và chuyển quyền sử dụng đất vẫn phải phụ thuộc nhiều vào ý chí của chủ sở hữu, gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình xử lý, như chủ sở hữu tài sản bỏ trốn hoặc không chịu ký vào biên bản định giá tài sản hoặc không chịu ký văn bản chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua, bên nhận chính tài sản bảođảm.

Bên cạnh đó, theo Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng cho phép tổ chức tín dụng được tiến hành “Thu giữ tài sản bảo đảm” để xử lý nợ xấu, quyền thu giữ tài sản bảo đảm đi

kèm với điều kiện hồ sơ thế chấp phải có thỏa thuận về điều khoản thu giữ tài sản bảo đảm, tuy nhiên tính đến thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực, nhiều hợp đồng thế chấp chưa có điều khoản này. Vì vậy, Ngân hàng cần đàm phán với bên vay để điều chỉnh hợp đồng tuy nhiên khi thực hiện bên có tài sản thế chấp thường không hợp tác nên công tác thu giữ tài sản, đặc biệt là các trường hợp có sự cản trở, chống đối gặp nhiều khó khăn.

* Tồn tại: Hiện nay việc cho vay bằng thế chấp tài sản vẫn thực hiện theo Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014 của Hội đồng thành viên (Quyết định 35). Một trong những căn cứ để ra Quyết định này là căn cứ vào Bộ luật dân sự 2005 trong khi hiện nay BLDS 2005 đã hết hiệu lực và được thay thế bằng BLDS 2015. Trong Quyết định 35 hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba do đó khơng thống nhất được về mẫu hợp đồng thế chấp của bên thứ ba. Đơn cử tại cùng hệ thống Agribank trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh có chi nhánh lại dùng mẫu “Hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba”, có chi nhánh lại dùng mẫu “Hợp đồng thế chấp tài sản của người khác để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh” dẫn đến khơng thống nhất.

Từ sự phân tích thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp tài sản của bên thứ ba để bảo đảm nghĩa vụ trong hoạt động cấp tín dụng tại Agribank Hồnh Bồ trong Chương II, cho thấy rằng vẫn cịn tồn tại rất nhiều vướng mắc, hạn chế, bất cập cả ở trong hệ thống pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba trong hoạt động cấp tín dụng. Hồn thiện pháp luật ln là đòi hỏi cần thiết trong mọi thời kỳ phát triển của đất nước, bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền cần ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời để tạo nên sự đồng bộ giải quyết các khó khăn trong hoạt động áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay nói chung và thế chấp tài sản của bên thứ ba nói riêng. Chính vì vậy cần thiết phải có phương hướng hồn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ bằng thế chấp tài sản của bên thứ ba trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam nói chung và tại Agribank Hoành Bồ mà người viết đề xuất dưới đây.

CHƢƠNG III: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ TRẢ NỢ BẰNG THẾ CHẤP TÀI SẢN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm nghĩa vụ trả nợ bằng thế chấp tài sản của bên thứ ba trong hoạt động cấp tín dụng và thực tiễn tại agribank huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 71)