hàng
Khơng có một văn bản quy phạm pháp luật riêng biệt điều chỉnh đối với nghĩa vụ trả nợ nói chung và bảo đảm nghĩa vụ trả nợ bằng tài sản thế chấp nói riêng. Pháp luật điều chỉnh đối với bên bảo đảm nghĩa vụ trả nợ bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba tại NHTM phải xuất phát từ đạo luật gốc là BLDS, cụ thể là chế định pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Theo quy định của BLDS 2005 và BLDS 2015, bảo đảm nghĩa vụ trả nợ bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba tại NHTM sẽ được hiểu là thế chấp tài sản để thực hiện nghĩa vụ dân sự và chịu sự điều chỉnh trực tiếp của các quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là thế chấp tài sản. Trên cơ sở các quy định của BLDS về các biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, các NHTM trong quá trình thực hiện hoạt động cấp tín dụng áp dụng các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm (sau đây gọi tắt là Nghị định 163) và Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (sau đây gọi tắt là Nghị định 11). Các bên chủ thể khi tham gia vào quan hệ bảo đảm nghĩa vụ trả nợ bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba tại NHTM chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật dân sự về điều kiện để trở thành chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể, điều kiện đối với tài sản thế chấp, hình thức thế chấp tài sản của bên thứ ba... Ngoài ra, trong quá trình áp dụng pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba, các chủ thể áp dụng còn phải thực thi các quy định pháp luật về công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản của bên thứ ba để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay, các quy định về xử lý tài sản của bên thứ ba khi rơi vào các trường hợp xử lý tài sản.