Sự cần thiết phải hoàn thiện phápluật và phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ bằng thế chấp tài sản của bên thứ ba

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm nghĩa vụ trả nợ bằng thế chấp tài sản của bên thứ ba trong hoạt động cấp tín dụng và thực tiễn tại agribank huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 73)

Xuất phát từ thực tiễn cho thấy rất nhiều Hợp đồng thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba nhất là trong trường hợp tài sản thế chấp là QSDĐ bị tun vơ hiệu do vi phạm về hình thức tiêu biểu như ở tỉnh Quảng Ngãi. Đồng thời qua các vụ án xét xử tranh chấp hợp đồng tín dụng nêu trên, có thể thấy rằng, cùng một hợp đồng bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên khác đối với ngân hàng nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã nhận định, đánh giá khác nhau. Điều này đã dẫn đến sự hoang mang cho các ngân hàng và đau đầu nghĩ cách đối phó nên ký loại hợp đồng nào cho đúng mà khơng bị Tịa án tun là vơ hiệu về hình thức. Việc tuyên vô hiệu hợp đồng thế chấp nói trên dẫn đến những hậu quả nặng nề cho xã hội và các ngân hàng nhận thế chấp tài sản của bên thứ ba.

Như vậy xuất phát từ những thực trạng nêu trên nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba, xử lý tài sản bảo đảm, giúp nhanh chóng thu hồi nợ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ có bảo đảm trong sự hài hịa lợi ích với các bên có quyền, lợi ích liên quan, các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba, xử lý tài sản bảo đảm cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Việc xử lý tài sản bảo đảm một cách nhanh chóng, hợp pháp chính là thước đo hiệu quả kinh tế của các quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm, từ đó giúp bên nhận bảo đảm giải quyết vấn đề thanh khoản, sẽ giúp người vay giảm thiểu mức tiền phạt lãi q hạn, giải phóng cơng việc cho hệ thống các cơ quan tư pháp... Để đáp ứng yêu cầu này, hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm và hệ thống các quy định liên quan phải thay đổi hoặc bổ sung theo chiều hướng: rút gọn quy trình tố tụng đối với

các tranh chấp đòi nợ, xử lý tài sản bảo đảm của các ngân hàng. Các tranh chấp này, về nội dung pháp lý khá đơn giản nên về nguyên tắc có thể giải quyết theo thủ tục rút gọn nhằm rút ngắn thời gian đối với q trình xử lý tài sản bảo đảm thơng qua con đường tố tụng; hoàn chỉnh các quy định liên quan đến đăng ký quyền sở hữu tài sản đối với các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, nhất là thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản trong trường hợp ngân hàng chủ động bán tài sản theo các thỏa thuận tại các hợp đồng thế chấp, hoàn chỉnh các quy định liên quan đến tài sản hình thành trong tương lai. Pháp luật về giao dịch bảo đảm nói chung, thế chấp tài sản bên thứ ba nói riêng, xử lý tài sản thế chấp cần tiếp tục được nghiên cứu tổng thể trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc vận động của kinh tế thị trường, từ đó góp phần thúc đẩy thị trường tín dụng và nền kinh tế đất nước phát triển bền vững.

Bên cạnh đó việc hồn thiện các quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba cần quán triệt các định hướng chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, việc hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài

sản của bên thứ ba phải gắn với việc khẳng định BLDS là đạo luật gốc điều chỉnh các quan hệ tư, các quan hệ kinh tế, điều đó có nghĩa là các chế định bảo đảm tiền vay bằng tài sản trước hết cần phải được hồn thiện thơng qua việc thiết lập các quy định chung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong BLDS. Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan chỉ quy định những quan hệ bảo đảm đặc thù hoặc giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật cụ thể nhưng phải đảm bảo thống nhất, phù hợp với quy định về bảo đảm trong BLDS.

Thứ hai, việc hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài

sản phải được đặt trong phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nói chung, theo đó các biện pháp bảo đảm cần phải tăng cường hơn nữa tính tự chủ, quyền tự do cam kết thỏa thuận của các bên kết hợp với đề cao nguyên tắc tự chịu trách nhiệm của các bên về quyết định của mình trong quan hệ bảo đảm. Từ đó, tạo điều kiện cho các bên tham gia giao dịch bảo đảm có thể chủ động hơn, linh hoạt hơn khi giải quyết các tình huống phát sinh trên thực tế mà pháp luật khơng dự liệu hết được, đạt được sự thơng thống cần thiết.

Thứ ba, việc hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay nói chung và bằng tài

sản nói riêng cần được xem xét dưới nhiều góc độ, trong đó đặc biệt chú trọng các quy định về sở hữu, về hợp đồng, các vấn đề mang tính chính sách, định hướng trong việc bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch dân sự, các bên tham gia quan hệ bảo đảm, nhất là bảo vệ quyền lợi của bên có nghĩa vụ.

Thứ tư, việc hồn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản phải đảm

bảo sự thuận tiện, dễ dàng trong việc thiết lập giao dịch bảo đảm, sự rõ ràng trong việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán của bên cho vay trên tài sản được dùng làm bảo đảm, tính hiệu quả trong việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Trên cơ sở đó, bảo đảm được nhu cầu của bên vay vốn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng cũng như bảo đảm sự an toàn của cácNHTM.

Hiện nay yêu cầu về mặt hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề đặt ra trước mắt và cấp thiết đối với hoạt động ngân hàng, đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), yêu cầu về hoàn thiện hệ thống pháp luật cho hoạt động của hệ thống ngân hàng phải có những thay đổi đáng kể để phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của các quan hệ trong nền kinh tế thị trường định hướng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm nghĩa vụ trả nợ bằng thế chấp tài sản của bên thứ ba trong hoạt động cấp tín dụng và thực tiễn tại agribank huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 73)