Về chủ thể tham gia hoạt động bảođảm tiền vay bằng thế chấp tài sản của bên thứ ba tại ngân hàng thƣơng mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm nghĩa vụ trả nợ bằng thế chấp tài sản của bên thứ ba trong hoạt động cấp tín dụng và thực tiễn tại agribank huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 48 - 52)

sản của bên thứ ba tại ngân hàng thƣơng mại

Theo quy định của pháp luật biện pháp bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản, về cơ cấu chủ thể chỉ có 2 bên: bên thế chấp và bên nhận thế chấp, và như vậy hợp đồng thế chấp của bên thứ ba cũng vậy, bên vay vốn sẽ ký kết tại hợp đồng tín dụng riêng và hợp đồng này có liên quan với hợp đồng thế chấp tài sản.Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp một người vừa là chủ sở hữu tài sản là chủ thể bên thế chấp vừa là người đại diện theo pháp luật của chủ thể bên vay vốn cùng ký kết hợp đồng thế chấp với NHTM. Điều này là trái với qui định tại khoản 5, Điều 144 BLDS 2005, cụ thể như sau: “người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch

dân sự với chính mình hoặc với ngưịi thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác” và quy định tại khoản 3, Điều

141 BLDS 2015 “Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc

pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Để

đảm bảo quy định của phápluật cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của các bên khi giao kết hợp đồng, đặc biệt là khi có tranh chấp tại toà án, hợp đồng không bị vô

hiệu, các doanh nghiệp cần chú ý khi giao kết hợp đồng phải tuân thủ những điều luật nói trên.

2.1.3.1 Bên nhận bảo đảm

Bên nhận bảo đảm chính là các NHTM đã cấp tín dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn và nhận tài sản của bên thứ ba để bảo đảm cho khoản vay bằng hình thức thế chấp. NHTM cũng có quyền và nghĩa vụ giống như khi nhận thế chấp tài sản của khách hàng vay khi bên thứ ba thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Theo quy định của pháp luật hiện hành, một tổ chức tín dụng muốn trở thành bên nhận thế chấp trong quan hệ tín dụng phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện của chủ thể cho vay trong hợp đồng tín dụng, cụ thể bao gồm: Có giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp; Có điều lệ do Ngân hàng Nhà nước chuẩn y; Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp; Có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết hợp đồng tín dụng với khác hhàng.

* Quyền của NHTM:

- Yêu cầu bên vay hoặc bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn trả nợ;

- Yêu cầu bên thuê, bên mượn tài sản thế chấp phải chấm dứt việc sử dụng tài sản thế chấp, nếu việc sử dụng làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản đó;

- Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng khơng được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác tài sản thế chấp;

- Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp; - Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng;

- Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý trong trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;

- Giám sát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản trong trường hợp nhận thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai;

- Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, hoặc khi có một nghĩa vụ đến hạn nếu tài sản được dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ và được ưu tiên thanh toán.

* Nghĩa vụ của NHTM:

Trong trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ về tài sản thế chấp thì khi chấm dứt thế chấp phải hồn trả cho bên thế chấp giấy tờ về tài sản thế chấp;

Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm xoá đăng ký trong các trường hợp xử lý tài sản thế chấp, hủy bỏ việc thế chấp tài sản hay chấm dứt việc thế chấp tài sản.

2.1.3.2 Bên được bảo đảm (bên đi vay)

Bên được bảo đảm (bên có nghĩa vụ) chính là người đi vay tiền từ ngân hàng trong một thời hạn theo thỏa thuận. Khi đến thời hạn thanh toán bên được bảo đảm phải hồn trả tài chính cho ngân hàng kèm theo lãi suất.

Tuy nhiên trên thực tế bên được bảo đảm thường hay có tâm lý chây ỳ không trả nợ cho ngân hàng bởi quan hệ vay vốn này đã được được bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba, tức là khi bên có nghĩa vụ khơng thực hiện hoặc thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ thì lúc này tài sản bảo đảm từ hợp đồng thế chấp với bên thứ ba sẽ được đưa ra xử lý nhằm thực hiện thay cho nghĩa vụ đã bị vi phạm của bên có nghĩa vụ (bên đi vay). Do tâm lý được “bên thứ ba” thực hiện thay nghĩa vụ, đồng thời pháp luật cũng khơng có chế tài nào dành cho người có nghĩa vụ (bên đi vay) khi vi phạm nghĩa vụ trong quan hệ bảo lãnh nên đã dẫn tới tình trạng trên.

2.1.3.3 Bên bảo đảm

Theo quy định của Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006 ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm: “Bên bảo đảm là bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, dùng

quyền sử dụng đất của mình, dùng uy tín hoặc cam kết thực hiện cơng việc đối với bên nhận bảo đảm để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của chính mình hoặc của người khác, bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp” (Khoản 1 Điều 1).

Đối với bảo đảm nghĩa vụ trả nợ bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba, bên bảo đảm chính là bên thứ ba dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của bên vay đối với NHTM bằng hình thức thế chấp.Trong số các chủ thể tham gia quan hệ bảo đảm tiền vay bằng tài sản của bên thứ ba, pháp luật đặc biệt quan tâm đến bên thứ ba. Bên thứ ba là bên đã thế chấp tài sản của mình để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay của khách hàng vay đối với NHTM. Bên thứ ba có thể là cá nhân, pháp nhân. Để thực hiện quan hệ hợp đồng này, bên thứ ba phải đảm bảo các điều kiện sau:

Thứ nhất, bên thứ ba phải có năng lực pháp luật dân sự nếu là pháp nhân. Pháp

nhân phải có người đại diện có đủ thẩm quyền thay mặt mình ký kết hợp đồng bảo đảm. Đối với bên thứ ba là cá nhân thì phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

Thứ hai, bên thứ ba phải có khả năng về vốn, tài sản để thực hiện nghĩa vụ bảo

đảm. Đối với bên thứ ba là cá nhân địi hỏi phải có chỗ làm việc ổn định, thu nhập thường xuyên hoặc phải có tài sản nhất định như nhà ở, đất đai... Nếu bên bảo đảm bao gồm nhiều cá nhân thì tổng thu nhập của các cá nhân đó phải lớn hơn thu nhập của bên đi vay - bên được bảo đảm.

Thứ ba, bên thứ ba tự nguyện dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình chịu

trách nhiệm trước NHTM về khoản vay của khách hàng mà mình đứng ra bảo đảm. Khi bên thứ ba thực hiện bảo đảm cho khách hàng vay vốn ngân hàng thì làm phát sinh các quan hệ sau:

Thứ nhất, quan hệ giữa bên thứ ba và bên nhận bảo đảm. Thứ hai, quan hệ giữa bên được bảo đảm và bên thứ ba.

Quan hệ thứ nhất là quan hệ hợp đồng bảo đảm. Quan hệ thứ hai thực chất cũng là quan hệ hợp đồng nhưng có cấu trúc chủ thể riêng so với hợp đồng bảo đảm. Bên cạnh đó cũng cần nhận thấy rằng bên được bảo đảm khơng phải là bên đóng vai trị thiết lập hợp đồng bảo đảm mà là bên được hưởng lợi ích từ hợp đồng bảo đảm. Do vậy, khi xem xét quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo đảm, chúng ta chỉ quan tâm đến quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo đảm và bên thứ ba.

Hiện nay, trong hệ thống pháp luật ngân hàng Việt Nam khơng có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba. Tuy nhiên căn cứ vào quy định của BLDS 2015 về thế chấp tài sản và thực tiễn bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba trong vay vốn ngân hàng, các bên trong quan hệ hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản của bên thứ ba có các quyền và nghĩa vụ nhất định, riêng đối với bên thứ ba thế chấp tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có quyền và nghĩa vụ như của khách hàng vay khi thế chấp tài sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm nghĩa vụ trả nợ bằng thế chấp tài sản của bên thứ ba trong hoạt động cấp tín dụng và thực tiễn tại agribank huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 48 - 52)