Mức độ đánh giá kết quả sự thích thú của học sinh sau buổi trải nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lý lớp 9 trung học cơ sở ở thành phố thái nguyên (Trang 86 - 89)

7. Cấu trúc đề tài

3.3. Mức độ đánh giá kết quả sự thích thú của học sinh sau buổi trải nghiệm

Để có được kết quả này chúng tôi đã tiến hành khảo sát và phát phiếu điều tra và đa phần ở các em học sinh khi được hỏi đầu có câu trả lời đó là thích thú và hào hứng với buổi trải nghiệm hơn, các em mong muốn được thực được thầy cô và nhà trường tạo điều kiện học tập dưới những hình thức hoạt động trải nghiệm nhiều hơn. Bởi học tập trải nghiệm không chỉ là học mà các em thấy việc học vui vẻ, thoải mái hơn việc tiếp thu được diễn ra tốt hơn, đồng thời các em còn có được cho mình nhiều kĩ năng hơn cho bản thân như đạo đức, phong cách, kĩ năng mềm, được sáng tạo và được thể hiện mình nhiều hơn.

Và kết quả của phiếu điều tra với phiếu về sự thích thú cùng với nguyện vọng của các em khi nói về việc được học tập theo hình thức trải nghiệm chúng tôi đã đưa vào phần phụ lục (Xem phần phụ lục).

Qua những buổi hoạt động trải nghiệm, chúng tôi thấy rằng từ kết quả nhận thấy được từ phiếu khảo sát và kết quả của sản phẩm mà các em đạt được khi nhận lại được những phản hồi tích cực của học sinh đó là niềm vui, hứng khởi, thích thúc, đam mê và cả những hành động, thái độ của các em có được. Các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn và đặc biệt biết thỏa niềm đam mê của mình, biết quan tâm lo lắng và xử sự đúng mực trong cuộc sông. Đó là những điều mà chính những người làm giáo dục đang mong mỏi và hướng tới.

Khi tiến hành điều tra khảo sát thì chúng tôi tiến hành hỏi tâm tư nguyện vọng của các em nếu được tiến hành học tập dưới hình thức hoạt động trải nghiệm. Thì đa phần kết quả đều có chung một đáp án đó là thích thú và yêu thích, các em mong muốn được thầy cô và nhà trường tổ chức thường xuyên hơn. Và khi được hỏi lí do vì sao yêu thích thì các em đều có chung một quan điểm đó là được hòa mình vào không gian sôi động, được thỏa sức sáng tạo và học hỏi được rất nhiều trong cách xử lí tình huống trong thực tế.

Sau khi tiến hành hoạt động trải nghiệm và sau khi thu được phiếu về mức độ thích thú của học sinh khi tham gia hoạt động học tập trải nghiệm môn Địa lí thì kết quả đạt được hơn 85% học sinh thích và rất thích hình thức học tập này. Đây là

tín hiệu đáng mừng cho cho việc thay đổi hình thức học tập và tập trung vào sự phát triển học tập từ học sinh mà trong nền giáo dục mới đang quan tâm.

Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện khả năng hứng thú với môn học Địa lí thông qua hình thức học tập trải nghiệm

Qua kiến thức Địa lí được học từ nhà trường các em thấy rằng việc học tập môn Địa không chỉ là một môn học với kiến thức đơn thuần mà còn cho cả sự tích hợp của bộ môn Địa lí với các môn học khác, điều này giúp cho các em thấy học tập không nhàm chán mà ngược lại cho các em khả năng logic, suy luận, liên hệ và vận dụng với các môn học với nhau được thuận lợi hơn, tốt hơn, đa dạng.

Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện kiến thức Địa lí tích hợp với các môn học khác sau khi thực hiện hoạt động trải nghiệm ở lớp thực nghiệm

33% 62% 5% 0% Rất thích Thích, hợp lí Bình thường Không thích 2 4 15 21 0 5 10 15 20 25 Khó hiểu, khó

tưởng tượng Bình thường Dễ hiểu Rất dễ và gần gũi

Kết quả thu được sau khi thực nghiệm sư phạm

- Khi tiến hành thực nghiệm xong, chúng tôi đã tự rút ra được các kết luận sau:

- Với hình thức học theo kiểu trải nghiệm vẫn còn rất mới và xa lạ với các em. Bởi theo hình thức học tập thông thường hoặc học tập trải nghiệm thông thường dưới dạng ngoài giờ lên lớp hay ngoại khóa theo chủ đề còn chưa phổ biến và mang tính đơn giản, nghèo nàn. Tuy nhiên lần đầu tiên ở cấp học THCS thì học sinh trường THCS Thịnh Đức được biết là học theo cách học này, khi tham gia các em rất vui nhôn, sôi động, thích thú thực hiện và làm tốt công việc được giao.

- Kết quả đạt được rất tốt và kết quả đạt được như mong đợi.

- Qua buổi được học tập theo hình thức học tập trải nghiệm đã làm nổi bật ở. học sinh đó là các em thích thú khi học bộ môn Địa lí, gần gũi với bộ môn học và nhất là các em thấy được tính thiết thực và gắn với thực tế của bộ môn.

- Đồng thời nhiều khả năng có ở các em được bộc lộ ra và phát huy làm tiền đề tốt cho bản thân như: Rèn kĩ năng sống, trình bày, sáng tạo, vẽ tranh…

- Số đông trong các em đều có mong muốn được học nội dung Địa lí dưới hình thức học tập trải nghiệm.

- Từ những kết quả đã đạt được dù là bước đầu tiên, nhưng đã cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của việc học tập trải nghiệm đã tạo ra hứng khởi, thích thú và đam mê trong lòng học sinh nhất là ở bậc THCS.

- Song bên cạnh những thành công đạt được thì còn có nhiều vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện như:

- Các em là lứa tuổi học sinh còn nhỏ, việc ham chơi và độ tập trung chưa cao nên việc tự nhiên cứu, quan sát trong thời gian dài, hoặc ghi chép còn nhiều bỡ ngỡ và chưa hiểu.

- Ngồi theo đơn vị lớp học lớn nên việc kiểm tra và quản lí còn nhiều khó khăn.

- Vấn đề lo ngại ở các em là với cách đánh giá học tập thông qua hoạt động trải nghiệm sẽ không hợp lí so với cách ra đề và cấu trúc đề thi của các kì thi lớn.

- Vậy với các thành quả đạt được và ghi nhận ban đầu thì so với những khó khăn vừa nêu chúng ta có thể khắc phục được điều cốt lõi là thấy được những thành công khi tổ chức học tập trải nghiệm đã mang lại cho học sinh và hình thành trong con người các em đó mới là mục tiêu cuối cùng chúng ta cần hướng tới trong giáo dục ở giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lý lớp 9 trung học cơ sở ở thành phố thái nguyên (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)