Hoạt động trải nghiệm 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lý lớp 9 trung học cơ sở ở thành phố thái nguyên (Trang 63 - 67)

7. Cấu trúc đề tài

2.4.1. Hoạt động trải nghiệm 1

Chủ đề: GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG, BIỂN ĐẢO I. Mục tiêu

* Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu được những đặc điểm cơ bản về vùng biển đảo Việt Nam. - Giúp học sinh hiểu được vai trò của biển đảo đối với chủ quyền lãnh thổ

Việt Nam.

- Vận dụng kiến thức liên môn trong việc bảo vệ chủ quyền và giữ gìn môi trường biển đảo.

- Hiểu được vì sao cần phải bảo vệ vùng chủ quyền lãnh thổ biển đảo Việt Nam từ đó nâng cao ý thức người dân trong việc giữ vững chủ quyền biển đảo.

* Kĩ năng:

- Nâng cao kĩ năng phân tích tổng hợp và đưa số liệu vào thành tư liệu học tập cho học sinh.

- Giúp cho học sinh có kĩ năng thuyết trình, diễn giải, báo cáo và phân tích. - Hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm.

* Thái độ:

- Có thái độ nghiêm túc, chân thành khi tham gia trải nghiệm. - Có tình yêu với quê hương, đất nước.

* Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực nghiên cứu vấn đề, phân tích, đánh giá… - Năng lực làm việc nhóm, giao tiếp, diễn giải…

II. Nội dung được lồng ghép

- Trong nội dung chương trình địa lí lớp 9 có 2 bài thuộc nội dung kiến thức về bảo vệ môi trường, và chủ quyền biển đảo.

- Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo.

- Bài 39. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo. (tiếp theo).

III. Nội dung

- Nội dung 1: Thi “Thử tài lái tàu”.

- Nội dung 2: Hùng biện “vai trò của biển đảo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

IV. Công tác chuẩn bị

- Thành phần tham gia: Ban Giám Hiệu, giáo viên môn Địa, giáo viên chủ nhiệm lớp 9A và 9B, giáo viên bộ môn của trường và học sinh của 2 lớp.

- Địa điểm: Trường trung học cơ sở Thịnh Đức. - Thời gian: 7h30’ ngày 1/10/2019.

- Kiến thức: Câu hỏi môi trường và chủ quyền biển đảo.

- Công cụ: hình ảnh con thuyền mô hình, bạt xanh và bản đồ cổ cỡ đại. - Kinh phí cho hoạt động 300.000 đồng.

- Kế hoạch của giáo viên: Lên kế hoạch bằng cách biên soạn hệ thống câu hỏi về bảo vệ môi trường và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Phân công nhiệm vụ cho các lớp tham gia nghiên cứu câu hỏi để phục vụ buổi hoạt động trải nghiệm.

Bước 1: Thành phần tham gia: giáo viên bộ môn Địa, học sinh lớp 9A, 9B.

STT Công việc Người phụ trách Ghi chú

1 Công việc tổng thể

- Đặt tên cho chủ đề

- Xây dựng được mục đích, nội dung cơ bản và cách thức tiến hành

- Xây dựng chi phí

- Ước lượng về không gian, thời gian và địa điểm, ưu điểm, hạn chế. - Lên kế hoạch về thời gian hoạt động 1 tiết (60 phút)

Phần thi 1: 30 phút Phần thi 2: 20 phút

Giáo viên được phân công

2 Công việc chi tiết

- Giới thiệu: 3 phút - Nội dung:

+ Thi: “thử tài lái tàu” 30p + Hùng biện: 20p

- Tổng kết: 7 phút

Ban tổ chức rút ra kết luận, đánh giá và tổng kết hội thi

Học sinh

Giáo viên

V. Tổ chức hoạt động

Hoạt động 1: Tổ chức phần thi “Thử tài lái tàu”

a. Mục tiêu

Ở phần thi này học sinh được thể hiện mình qua trò chơi và được lồng ghép kiến thức giữa chơi và học để dễ hình thành nên kiến thức.

b. Cách thức tiến hành

- Dựa trên nền tảng của bộ câu hỏi mà giáo viên địa lí đã xây dựng đưa về cho hai lớp, hai lớp có trách nhiệm nghiên cứu và tìm câu trả lời.

- Trên sân trường được vẽ và tạo ra bởi hình chữ S 1 bên là đội thi 1 bên là giành cho khán giả và đội cổ vũ.

- Dọc hình chữ S được đánh dấu 12 điểm tương đương 12 huyện đảo và mỗi vị trí đó tương đương 1 bậc mà các con tàu được di chuyển.

- Tại vạch xuất phát các đội của 2 lớp 9 đã có các con tàu bằng mô hình mà chuẩn bị từ trước và mỗi con tàu có 1 lá cờ làm tín hiệu trả lời câu hỏi.

- Khi giáo viên đưa ra câu hỏi thì các đội nhanh tay phất cờ và giành quyền trả lời, đội nào trả lời đúng thì được tiến lên 1 bước.

- Lần lượt như vậy đội nào có số câu trả lời đúng nhiều hơn tiến con tàu mình về vị trí vạch đích nhanh nhất là đội giành chiến thắng.

- Tổng thời gian là 30 phút tìm ra đội chiến thắng.

Hoạt động 2: Tổ chức thi hùng biện

a. Mục tiêu:

Ở nội dung thì này nhằm phát huy khả năng thuyết trình, sự tự tin trước đám đông và đưa ra quan điểm của bản thân. Giúp hình thành kĩ năng giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống.

b. Cách tiến hành

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho các đội với chủ đề “vai trò của biển đảo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

- Các đội thi đã được chuẩn bị nội dung này trước.

- Lần lượt các đội thi lên trình bày sản phẩm của mình đã chuẩn bị. - Thời gian cho mỗi đội hùng biện là 10 phút.

- Tổng thời gian cho phần này là 20 phút.

VI. Đánh giá kết quả hoạt động

- Tổ chức trao giải

Giáo viên thông báo điểm cho mỗi đội, nhận xét và góp ý. - Đánh giá kết quả

+ Thực hiện được mục tiêu đưa ra hay chưa?

+ Thực hiện các tiêu chí đưa ra trong kế hoạch xây dựng ban đầu hay chưa? Buổi hoạt động trải nghiệm đã thu được những gì và chưa thu lại kết quả gì?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lý lớp 9 trung học cơ sở ở thành phố thái nguyên (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)