Thực trạng về việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học Địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lý lớp 9 trung học cơ sở ở thành phố thái nguyên (Trang 44 - 53)

7. Cấu trúc đề tài

1.2.5. Thực trạng về việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học Địa

lí ở trường Trung học cơ sở

Nhằm mục đích hiểu về thực trạng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm ở học sinh THCS hiện nay, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn, và phát phiếu khảo sát cho giáo viên và học sinh ở một số trường trên địa bàn của thành phố Thái Nguyên.

* Mục đích

Làm sáng tỏ vấn đề cần thiết của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong quá trình dạy học địa lí ở bậc THCS. Qua đó quan sát và phân tích những mặt ưu điểm, những mặt còn hạn chế của giáo viên và học sinh trong quá trình thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm, từ đó rút ra các nội dung cần thiết để đánh giá chất lượng của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở môi trường THCS.

Lấy những nội dung đó làm cơ sở thực tiễn để làm căn cứ, đưa ra những hình thức trải nghiệm trong chương trình địa lí THCS.

* Đối tượng khảo sát

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu và lấy ý kiến của 20 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Địa lí và 205 học sinh ở một số trường trong khối THCS như: THCS Phúc Xuân - TP Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên, THCS Quyết Thắng - Thái Nguyên - Thái Nguyên, THCS Phúc Trìu - Thái Nguyên - Thái Nguyên, THCS Tân Cương - Thái Nguyên, Thái Nguyên, THCS Quang Trung - Thái Nguyên - Thái Nguyên (Xem phần phục lục 1).

* Nội dung khảo sát

Nội dung khi hỏi về giáo viên tác giả tập trung các ý sau

- Quan điểm, nội dung của giáo viên về hình thức tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong chương trình Địa lí bậc THCS.

- Mục đích, ý nghĩa và vai trò của việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo bậc THCS.

- Phương pháp, cách thức tổ chức dạy học Địa lí nói chúng và cách thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm thường xuyên sử dụng trong những giờ học môn Địa lí THCS.

Những mặt ưu điểm và hạn chế của giáo viên trong quá trình thiết kể, tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Địa lí, bên cạnh đó

có thể nêu ra các quan điểm nhằm thực hiện các tổ chức hoạt động trải nghiệm đạt kết quả cao hơn và tốt hơn.

Nội dung khi hỏi về học sinh tác giả tập trung các ý sau - Đam mê, hứng thú khi học sinh học tập môn Địa lí.

- Khả năng lĩnh hội của học sinh về ý nghĩa và mục tiêu của hoạt động học tập trải nghiệm của môn Địa lí.

- Khai thác mức độ yêu thích của học sinh với việc học tập theo hình thức trải nghiệm ở bộ môn Địa lí.

- Những mặt ưu điểm và hạn chế của học sinh khi được tham gia vào hoạt động trải nghiệm.

* Phương pháp khảo sát

Phỏng vấn và phát phiếu hỏi trực tiếp cho các giáo viên và học sinh mà chúng tôi đang cần nghiên cứu.

* Kết quả khảo sát

- Kết quả từ quan điểm của giáo viên trong tổ chức hoạt động trải nghiệm

Từ kết quả thu được nhận thấy tất cả giáo viên được khảo sát thì 100% cho rằng việc xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Địa lí là rất cần thiết bởi môn học ngoài việc tiếp thu kiến thức thì cần được học hỏi và tìm hiểu thông qua thực tế rất nhiều. Hơn nữa nhờ có các tổ chức hoạt động trải nghiệm mà các em thích thú và chịu tìm tòi nghiên cứu nội dung nhiều hơn. Qua đó cũng cho thấy giáo viên đã có những nhận định và thấy được tầm quan trọng trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho các em học sinh.

Bên cạnh thấy được lợi ích to lớn của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm song các giáo viên lại có ý tưởng khác nhau trong hoạt động trải nghiệm. Có 6/20 (chiếm 30,0%) thầy cô có quan điểm các hoạt động ngoại khóa chỉ nên tổ chức ở trên trường THCS. Song lại có tới 11/20 (chiếm 55,0%) giáo viên mong muốn các hoạt động trải nghiệm là học sinh được trực tiếp tham gia vào và hoạt động trải nghiệm thực tế, số còn lại 3/20 (chiếm 15,0%) giáo viên cho rằng nên cho học sinh

được đi tham quan, trải nghiệm từ thực tế cuộc sống. ở nội dung của đề tài này sẽ phân tích và làm cơ sở lí luận giúp các thầy cô hiểu sâu hơn về nội dung này, đây sẽ được coi là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng với các thầy cô.

- Kết quả từ sự yêu thích của học sinh trong tổ chức hoạt động trải nghiệm

Phần lớn học sinh khi được tham gia vào hoạt động trải nghiệm đều yêu thích và thích thú với hoạt động học tập trải nghiệm của bộ môn Địa lí 176/205 (chiếm 85,9%), một phần nhỏ 29/205 (chiếm 14,1%) số học sinh cho rằng việc học tập hoạt động trải nghiệm ở mức trung bình, không có học sinh nào cho rằng việc học là không thích thú.

Về mức độ quan trọng khi thực hiện tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn học Địa lí thì đã đạt được con số 183 (chiếm 89,3%) số học sinh đồng ý với ý kiến về mức độ cần thiết tổ chức hoạt động trải nghiệm trong học Địa lí và với ý kiến trái chiều chỉ có 3/205 học sinh (chiếm 1,5%) số học sinh cho là không quan trọng. Như vậy đa số học sinh đều đánh giá được tầm quan trọng của tổ chức hoạt động trải nghiệm vào môn học Địa lí đây là một trong những dấu hiệu đáng mừng trong việc dạy học Địa lí ở bậc THCS bởi các em ý thức và yêu thích môn học. Tuy nhiên vẫn có số ít các em không yêu thích môn học, có thể xuất phát bởi nhiều nguyên nhân nhưng một trong số nguyên nhân quan trọng nhất là do phương pháp giảng dạy và phương thức giảng dạy môn học của giáo viên. Từ thực tế đó cho thấy mỗi giáo viên cần phải có cách thức và thay đổi về phương pháp dạy học nhằm cải thiện tình trạng còn tồn tại như hiện nay.

- Sự cần thiết của tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Địa lí

Nhiều quan điểm của cả giáo viên và học sinh đều cho thấy liên quan đến các nội dung: Mục đích của hoạt động học tập trải nghiệm giúp các em có được ý thức, đạo đức, và nhân văn đồng thời giúp hình thành các kĩ năng như phân tích, phản biện, giúp học sinh có đủ kiến thức, kĩ năng, tâm lí làm điểm tựa cho hành trình phát triển của các em để các em có được kiến thức lí thuyết gắn với thực tế giải quyết công việc trong cuộc sống. Đồng ý với quan điểm này đã có

tới 80% số giáo viên nhất trí với việc tổ chức học tập trải nghiệm đem lại nhiều lợi thế cho học sinh như vừa nêu.

Giáo viên không chỉ đánh giá được lợi ích to lớn mà hoạt động học tập trải nghiệm mang lại cho học sinh mà các em cũng thấy được điều này, qua kết quả có tới 90% học sinh cho ý kiến rằng việc tổ chức học tập trải nghiệm giúp các em có nhiều kĩ năng, khả năng của bản thân trong nhiều lĩnh vực.

Từ những kết quả trên cả giáo viên và học sinh đều thấy được vai trò và đề cao mục đích của tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm. Nếu thực hiện được trong thực tế thì đây sẽ là một làn sóng, một hiệu ứng mới để đổi mới phương pháp dạy và cách học giúp người học có đam mê và yêu thích hơn khi học Địa lí.

- Thực trạng việc vận dụng hoạt động trải nghiệm trong dạy học Địa lí ở THCS Từ kết quả có thể thấy cả giáo viên và học sinh đều hiểu được vai trò của tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm tuy nhiên để ứng dụng hoạt động trải nghiệm trong học Địa lí ở THCS chưa cao.

Từ mức độ dùng thường xuyên, thỉnh thoảng, không bao giờ cho được phản ánh việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm như sau:

Hình 1.1. Biểu đồ thể hiện mức độ tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Địa lí của giáo viên THCS các trường được khảo sát

0% 27% 73% Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

- Thực tế ứng dụng hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học địa lí ở trường trung học cơ sở

Từ kết quả của việc tiến hành hỏi và thu thập thông tin cho thấy có tới 27% cho rằng giáo viên thỉnh thoảng mới hướng dẫn học sinh tham gia vào hoạt động trải nghiệm, còn lại có tới 73% số giáo viên chưa làm và tổ chức được điều đó ít thấy số giáo viên tổ chức một cách thường xuyên cho học sinh và đó là vấn đề còn tồn tại của việc ứng dụng hoạt động trải nghiệm trong dạy học như hiện nay. Song song với đó chúng tôi nghiên cứu về những hình thức và cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lí, khảo sát cho thấy 29% học sinh được trải nghiệm ở các vùng có nghề truyền thống và 63% học sinh được GV đưa đi trải nghiệm ở các điểm văn hóa, khu di tích và tổ chức các sự vận động mặc dù các hình thức này ở các trường và các GV khác nhau song đa phần các hình thức tổ chức này đều có vẻ khá lạ lẫm và chưa quen thuộc với các em,

điều này được minh chứng qua biểu đồ sau:

Hình 1.2. Biểu đồ thể hiện các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Địa lí của học sinh THCS các trường được khảo sát

Từ biểu đồ trên mặc dù GV đã sử dụng nhiều hình thức tổ chức trải nghiệm cho HS song vẫn ở một số hình chức chung và cơ bản nhất.

Từ ưu và nhược điểm của học sinh khi học tập trải nghiệm thì dựa vào đó mỗi GV chúng ta cần hiểu ra những cái còn tồn tại và hạn chế để giáo viên điều

29%

63% 8%

Làng nghề truyền thống Điểm văn hóa, khu di tích Hình thức khác

chỉnh sao cho hợp lí về mặt nội dung, hình thức và cách thức tổ chức chương trình cho HS, làm sao khi học tập trải nghiệm học sinh phát huy được những tố chất của mình và hình thành nên những kĩ năng mới. Khiến cho các em thấy hấp dẫn, thú vị, giúp cho các em dễ lĩnh hội tri thức và hiểu một cách bao quát các vấn đề về kinh tế - xã hội và tự nhiên đồng thời hiểu thêm về các môn tích hợp những nội dung liên quan. Gắn kết được kiến thức thực tế với lý thuyết giúp các em học hiểu hớn, nhớ tốt hơn và yêu bộ môn hơn.

Vậy khi điều tra, khảo sát kết quả của học sinh không chỉ đưa ra những vấn đề chúng về hiện trạng học tập của học sinh nói chung mà còn là các vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm đối với bộ môn nói riêng là tiền đề đưa ra những đề xuất quan trọng trong việc đẩy mạnh trong các buổi học.

1.2.6. Thực trạng của việc thực hiện các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Hình thức trải nghiệm được tiến hành từ lớp 1 đến lớp 12 bao gồm cả nội dung bắt buộc và cả nội dung tự chọn và xây dựng qua hai giai đoạn: giáo dục cơ bản (từ 1 đến lớp 9) và phát triển định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Hoạt động trải nghiệm được chú trọng đầu tư đối với bất kì môn học nào, hoạt động này nhằm giúp các em có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp nội dung và rèn kĩ năng để hình thành năng lực cho học sinh.

Có rất nhiều các buổi tập huấn về tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho các trường THCS còn gần 203 cán bộ, giáo viên cốt cán đến từ 17 tỉnh.

Từ ngày 28 đến ngày 31/7/2015, Bộ GD&ĐT cũng đã tập huấn cho giáo viên cốt cán “Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong khối trường trung học” cho hơn 201 cán bộ, giáo viên của 18 tỉnh thành.

Thấy được vài trò và tầm quan trọng của tổ chức hoạt động trải nghiệm trong các nhà trường đặc biệt với khối THCS và đây cũng là một trong những điểm mới của công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. trong 3 đến 4 năm trở lại đây, Phòng giáo dục và đào tạo thành phố thái nguyên đã tăng

cường chỉ đạo thực hiện đổi mới về hình thức và phương pháp giảng dạy trong đó khuyến khích hình thức dạy học theo cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

Các trường trong địa bàn thành phố Thái Nguyên đã và đang đưa chương trình hoạt động trải nghiệm vào trong chương trình học bằng các hình thức như hoạt động trải nghiệm ở các khu di tích, lịch sử và tổ chức dưới hình thức tổ chức các chuyên đề trong các nhà trường. Đối với bộ môn Địa lí đưa học sinh đi tham quan, nghiên cứu các khu vực sinh thái, cảnh quan tự nhiên…

Tuy nhiên, việc áp dụng, tổ chức các hoạt động còn gặp nhiều khó khăn bởi trường xa trung tâm thành phố và ở vùng sâu, vùng xa và vị trí địa lí như vậy nên việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho các em rất tốn kém và hạn chế về chi phí tổ chức bởi đa phần các trường như: THCS Thịnh Đức, THCS Phúc Xuân, THCS Quyết Thắng…đa phần học sinh nhà trường là con em nhà có bố mẹ là nông nghiệp, điều kiện gặp nhiều khó khăn vì thế việc tham gia vào các hoạt động trải nghiệm với nhiều em còn hạn chế.

Trên thực tế trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có nhiều trường đã và đang xây dựng rất tốt chương trình tổ chức dạy học theo hình thức trải nghiệm nhưng chưa thực sự khoa học. Hoạt động chuyên đề, thực tế là giúp các em chỉ ở mức độ nhận biết và cảm nhận thực tế. Hiện nay trải nghiệm mới chỉ dừng lại ở hoạt động ngoài giờ lên lớp, hỗ trợ cho hoạt động giáo dục. Giáo viên chưa hiểu hết được mục đích và ý nghĩa của vấn đề này nên chưa tổ chức một cách liên tục và thường xuyên. Bởi hoạt động trải nghiệm giúp các em hình thành tri thức, kĩ năng và thái độ từ đó giúp các em phát triển bản thân và thích ứng trong cuộc sống.

Tiểu kết chương 1

Về mặt cơ sở lí luận

Nghiên cứu về cơ sở lí luận của hoạt động trải nghiệm lớp 9 bậc THCS cho thấy:

Trải nghiệm là một hoạt động đang được đẩy mạnh ở trong chương trình giáo dục phổ thông bởi đây là hướng đổi mới của Bộ GD&ĐT với nội dung này giúp cho học sinh biết vận dụng kiến thức lí thuyết với thực tiễn, từ đó rút ra những đơn vị kiến thức mới, phát triển và tìm tòi những khả năng vượt trội của bản thân. Để đúc kết và tạo ra con người hoàn thiện có ý chí, nghị lực, đạo đức và phương hướng cho tương lai, biết vận dụng sáng tạo, tuy duy trong việc giải quyết vấn đề. Song không chỉ dừng lại ở những vấn đề về bản thân mà còn tiềm tàng một con người biết bao dung, lo lắng, chia sẻ và quan tâm tới mọi người xung quanh.

Về mặt cơ sở thực tiễn

Từ những kết quả chúng tôi đã thu nhận được ở các trường THCS thì cho thấy đa phần giáo viên đã có những suy nghĩ đúng đắn về mục đích và vai trò của các tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Địa lí. Song do với chương trình cũ thì đây là chương trình và nội dung hoàn toàn mới đối với cả giáo viên và học sinh, nên cũng là những vấn đề còn tồn tại lớn nhất đối với giáo viên khi tham gia xây dựng chương trình và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho các em học sinh.

Từ những căn cứ đó là cơ sở quan trọng hàng đầu để chúng tôi lựa chọn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lý lớp 9 trung học cơ sở ở thành phố thái nguyên (Trang 44 - 53)