Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lý lớp 9 trung học cơ sở ở thành phố thái nguyên (Trang 75 - 78)

7. Cấu trúc đề tài

2.5. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động

* Thuận lợi:

Từ các hoạt động trải nghiệm của các nhà trường gần đây tổ chức một cách rất hiệu quả bởi nhà trường đã đưa nội dung hoạt động trải nghiệm dần vào chính thức để các em có thể thực hiện tốt nhiều kĩ năng, năng lực và hình thành giá trị đạo đức.

Ngoài ra các em còn tiếp thu bài học một cách tốt nhất, và lĩnh hội những kiến thức đó vào cuộc sống, coi đó là tiền đề cho việc phát triển cuộc sống sau này, đồng thời các em còn thỏa sức sáng tạo và thể hiện bản thân.

Các em có điều kiện học tập lẫn nhau, giúp đỡ nhau và cùng nhau thực hiện những nhiệm vụ đó. Và đó là cơ sở cho các em dễ học tập và hòa nhập hơn.

* Khó khăn:

Việc tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm là hoạt động được khuyến khích tại các nhà trường phổ thông hiện nay. Và đây là công việc không dễ thực hiện. Khi các trường học bắt tay vào việc thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn.

Cụ thể như là việc sắp xếp thời gian và lên kế hoạch, xây dựng và nghiên cứu kinh phí sao cho hợp lí nhất, đơn giản nhất nhưng kết quả phải đạt hiệu quả cao nhất đó là những nội dung còn khó khăn đối với chương trình khi được tổ chức để làm sao mọi công việc đều phải hài hòa.

Song chưa kể đến là địa điểm, không gian tổ chức và thời tiết tính toán sao cho có một chương trình ngoại khóa thành công và hạn chế những rủi ro từ yếu tố bên ngoài mang lại.

Một trong yếu tố quan trọng khác đó là khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm, nếu không có sự chuẩn bị tốt về tâm lí và phương pháp, các em học sinh sẽ lúng túng và bị động dẫn tới việc các em sẽ khó khăn và gây ra thiếu hứng thú trong buổi trải nghiệm đó và điều này là yếu tố rõ nhất dẫn tới sự chán nản và tới sự thất bại của buổi ngoại khóa đó. Cho nên yếu tố tâm lí luôn là một trong những yếu tố cơ bản giúp cho người học, người tham gia có tinh thần và đam mê vào chương trình đó.

Tiểu kết chương 2

Từ việc vận dụng những cơ sở lí luận và thực tiễn trình bày ở chương 1, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra các yêu cầu nguyên tắc tổ chức, xác định quy trình tiến hành những hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lí lớp 9 THCS.

Các hoạt động học tập trải nghiệm được thiết kế với nhiều hình thức khác nhau đảm bảo tính tích cực, chủ động của mỗi học sinh. Mỗi các nhân học sinh sẽ hiểu về khả năng của bản thân mình hơn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục trong nhà trường và các em còn có khả năng làm việc hợp tác, làm việc theo nhóm tốt hơn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên để việc dạy và học bằng phương pháp học tập trải nghiệm đã được kết quả như mong muốn thì rất cần sự giúp đỡ của nhà trường, các cơ sở giáo dục, giáo viên giảng dạy... Bên cạnh đó cần sự phối hợp, ủng hộ giữa nhà trường, gia đình, địa phương.

Trong chương 2, trên cơ sở nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm, tác giả đã thiết kế 03 hoạt động trải nghiệm để triển khai thực nghiệm sư phạm trong chương 3 của đề tài.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lý lớp 9 trung học cơ sở ở thành phố thái nguyên (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)