Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lý lớp 9 trung học cơ sở ở thành phố thái nguyên (Trang 30 - 35)

7. Cấu trúc đề tài

1.1.4. Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học

ở bậc Trung học cơ sở

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, các hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa như: Kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,… thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội… Sau đây là một số hình thức tổ chức có điều kiện triển khai và phù hợp với dạy học Địa lí trong không gian lớp học:

Trò chơi là là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục "chơi mà học, học mà chơi". Trò chơi còn là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối với học sinh nói riêng. Trò chơi Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của HĐTN như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận,... Trò chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh; giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho các em tác phong nhanh nhẹn...

Sân khấu tương tác (hay sân khấu diễn đàn) là một hình thức nghệ thuật

tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. Phần trình diễn chính là một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người thực hiện và khán giả, trong đó đề cao tính tương tác hay sự tham gia của khán giả.

Mục đích của hoạt động này là nhằm tăng cường nhận thức, thúc đẩy để học sinh đưa ra quan điểm, suy nghĩ và cách xử lý tình huống thực tế gặp phải trong bất kì nội dung nào của cuộc sống. Thông qua sân khấu tương tác, sự tham gia của học sinh được tăng cường và thúc đẩy, tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện những kĩ năng như: kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kĩ năng phát hiện

vấn đề, kĩ năng phân tích vấn đề, khả năng sáng tạo khi giải quyết tình huống và khả năng ứng phó với những thay đổi của cuộc sống,...

Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự

tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với thầy cô giáo, cha mẹ, đông đảo bạn bè, nhà trường, và những người lớn khác có liên quan.Thông qua diễn đàn, học sinh có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em. Đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. Vì vậy, diễn đàn là một trong những hình thức tổ chức mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực như một sân chơi tạo điều kiện để học sinh được biểu đạt ý kiến của mình một cách trực tiếp với đông đảo bạn bè và những người khác. Diễn đàn thường được tổ chức rất linh hoạt với những hình thức hoạt động cụ thể, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Mục đích của việc tổ chức diễn đàn là để tạo môi trường, cơ hội cho học sinh được bày tỏ ý kiến về những vấn đề các em quan tâm, giúp các đưa ra những suy nghĩ và hành vi tích cực để khẳng định vai trò và tiếng nói của mình.

Hội thi/cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động lôi cuốn,

hấp dẫn học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho tuổi trẻ. Hội thi mang tính chất thi đua tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc. Mục đích tổ chức hội thi/cuộc thi nhằm lôi cuốn học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí cho học sinh; thu hút tài năng và sự sáng tạo của học sinh; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức. Hội thi/cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thi vẽ, thi tiểu phẩm, thi thời trang, thi kể chuyện, thi chụp ảnh, thi viết, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ô chữ,, thi kể chuyện theo tranh, thi sáng tác bài hát, hội thi học tập, hội thi thời trang, hội thi học sinh thanh lịch,... có nội dung giáo dục

về một chủ đề nào đó. Chính vì vậy, tổ chức hội thi cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của giáo viên trong quá trình tổ chức HĐTN Nội dung của hội thi rất phong phú, bất cứ nội dung giáo dục nào cũng có thể được tổ chức dưới hình thức hội thi/cuộc thi. Điều quan trọng khi tổ chức hội thi là phải linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức thực hiện, tránh máy móc thì cuộc thi mới hấp dẫn.

Phương pháp tổ chức hoạt động sáng tạo trong dạy học phổ thông có nhiều phương pháp phù hợp để thiết kế các HĐTN ngay trong không gian lớp học. Trong đó có một số phương pháp phù hợp với mục tiêu và đối tượng của HĐTN trong môn Địa lí như:

Phương pháp giải quyết vấn đề: Tổ chức hoạt động trải nghiệmphát hiện

và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của tổ chức hoạt động, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là "tình huống gợi vấn đề" vì "Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề" (Rubinstein).

Tình huống có vấn đề (tình huống gợi vấn đề) là một tình huống gợi ra cho HS những khó khăn về lí luận hay thực hành mà họ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc bằng một thuật giải, mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có.

Quy trình thực hiện gồm các bước sau: + Bước 1: Phát hiện vấn đề

Yêu cầu phải nghiên cứu chính xác vấn đề và đặt ra mục tiêu giải quyết vấn đề.

+ Bước 2: Hướng giải quyết + Bước 3: Nêu các giải pháp

HS trình bày lại toàn bộ từ việc phát biểu vấn đề tới giải pháp. Nếu vấn đề là một đề bài cho sẵn thì có thể không cần phát biểu lại vấn đề.

+ Bước 4: Đi sâu tìm hiểu giải pháp

Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả

Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát hóa, lật ngược vấn đề,…và giải quyết nếu có thể.

Phương pháp sắm vai: Sắm vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành,

“làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.

Quy trình thực hiện

- Bước 1: Giáo viên chia nhóm, đưa tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ về thời gian chuẩn bị và đóng vai

- Bước 2: Các nhóm trao đổi việc đóng vai - Bước 3: Các nhóm lên đóng vai

+ Giáo viên đặt câu hỏi vơi học sinh đóng vai + Vì sao em lại có cách ứng xử như vậy?

+ Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử? Khi nhận được cách ứng xử (đúng hoặc sai)

- Bước 4: Lớp bàn luận, nhận xét:

+ Cách ứng xử của các vai diễn hợp lí hay chưa hợp lí? + Chưa hợp lí ở điểm nào?

+ Tại sao?

+ Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống.

Phương pháp trò chơi: Là phương pháp giáo dục thông qua việc tổ chức

nhận thức, gây hứng thú học tập cho học sinh. Qua trò chơi học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đồng thời qua trò chơi phát triển tính tự giác.

Quy trình thực hiện theo các bước

- Bước 1: GV giới thiệu tên, mục đích trò chơi. + Tên trò chơi kích thích, cuốn hút được học sinh. + Xác định được mục đích, nhiệm vụ của trò chơi. - Bước 2: Hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi. + Phổ biến luật cho người tham gia trò chơi. + Dụng cụ hỗ trợ cho trò chơi.

+ Cách chơi, hình thức chơi. + Công nhận kết quả.

- Bước 3: Tổ chức trò chơi

+ Học sinh thực hiện trò chơi (khi các em đã hiểu luật chơi sẽ thực hiện chơi rất hào hứng và sôi nổi).

+ Giáo viên giám sát, giúp đỡ và nhắc nhở học sinh khi có học sinh còn khó khăn, lúng túng.

- Bước 4: Rút kinh nghiệm sau trò chơi

+ Giáo viên hoặc trọng tài nhận xét và học sinh khi tham gia trò chơi, và rút ra kinh nghiệm từ việc thực hiện trò chơi đó.

+ Công bố kết quả và khen thưởng.

Phương pháp làm việc nhóm: Làm việc theo nhóm là một trong những

phương pháp dạy học được áp dụng trong đổi mới phương pháp dạy học: phát huy tính tích cực của người học, dạy học hướng về người học. Giảng dạy dựa trên phương pháp làm việc theo nhóm là một phương pháp sư phạm mà theo đó, lớp được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm được phân công giải quyết một công việc cụ thể hướng tới một nội dung công việc chung lớn hơn; kết quả của từng nhóm sẽ được trình bày để thảo luận chung trước khi giáo viên đi đến kết luận cuối cùng.

- Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ

Nêu và giải thích rõ ràng mục tiêu làm việc, giao nhiệm vụ một cách rõ ràng cho từng nhóm làm việc để mỗi thành viên trong nhóm hiểu được công việc cần phải làm và mô tả một cách cụ thể cách thực hiện các nhiệm vụ đó.

- Bước 2: Chia nhóm

+ Xác định số lượng người của mỗi phù hợp với yêu cầu làm việc. Thực hiện việc chia nhóm theo những cách: ngẫu nhiên (phát bìa, thẻ, điểm số...), theo sự chỉ định của giáo viên và sở thích của người học.

+ Cung cấp những câu hỏi định hướng quá trình làm việc của nhóm. - Bước 3: Làm việc trong nhóm

+ Các nhóm tiến hành làm việc theo nhóm.

+ Giáo viên định hướng và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.

- Bước 4: Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm. Các nhóm khác đóng góp ý kiến và tham gia tranh luận.

- Bước 5: Giáo viên tổng kết và rút ra kết luận từ chủ đề đã đưa.

Tùy theo tính chất và mục đích của từng hoạt động cụ thể cũng như điều kiện, khả năng của các em mà GV có thể lựa chọn một hay nhiều phương pháp phù hợp. Điều quan trọng là phương pháp được lựa chọn cần phát huy cao độ tích cực, sáng tạo, vai trò chủ động, của HS và khai thác tối đa kinh nghiệm và kiến thức các em đã có. Hoạt động TN hướng đến những phẩm chất và năng lực chung như đã được đưa ra trong Dự thảo Chương trình mới, ngoài ra HĐTN còn có ưu thế trong việc thúc đẩy hình thành ở người học các năng lực đặc thù sau:

+ Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động; + Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống;

+ Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân; + Năng lực định hướng nghề nghiệp;

+ Năng lực khám phá và sáng tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lý lớp 9 trung học cơ sở ở thành phố thái nguyên (Trang 30 - 35)