Nội dung các môn tích hợp với môn Địa lí 9 liên quan tới hoạt động trả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lý lớp 9 trung học cơ sở ở thành phố thái nguyên (Trang 37 - 41)

7. Cấu trúc đề tài

1.2.2. Nội dung các môn tích hợp với môn Địa lí 9 liên quan tới hoạt động trả

nghiệm tích hợp trong nhà trường

Ngoài những nội dung hình thành và đáp ứng cho tổ chức các hoạt động trải nghiệm thì các môn học khác đóng góp rất lớn và hỗ trợ cho bộ môn Địa Lí có thể tích hợp, lồng ghép kiến thức để hình thành nên những tiết học dưới hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm giúp các em không chỉ hình thành được kiến thức, kĩ năng và phẩm chất riêng của môn Địa Lí mà bên cạnh đó còn giúp cho các em bao quát kiến thức và vận dụng thành thạo, ứng dụng cả môn học khác nữa vào trong buổi hoạt động trải nghiệm đó

Tích hợp không chỉ mang lại nội dung của nhiều môn học mà tích hợp còn đang được Bộ giáo dục & đào tạo đẩy mạnh đưa vào trong chương trình giáo dục phổ thông mới để giáo viên và cả học sinh cùng tích hợp nhiều môn học với nhau qua đó thầy được sự gắn kết, và để học sinh hiểu rõ hơn mối quan hệ đó.

1.2.2.1. Môn Giáo Dục Công Dân

Thực hiện Kế hoạch số 178/KH-BGDĐT ngày 16/3/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu triển khai giảng dạy các giáo trình, tài liệu về tư tưởng, đạo

đức, phong cách Hồ Chí Minh trong chương trình chính khóa; sử dụng bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” lồng ghép trong giảng dạy các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động Đội.

Việc đưa nội dung chương trình giảng dạy về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với học sinh trong giai đoạn hiện nay rất quan trọng, nhất là khi chúng ta đang thực hiện đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29/TƯ và Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Trong năm học 2017-2018, việc triển khai công tác giáo dục về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục được các nhà trường đẩy mạnh, trở thành một hoạt động được duy trì thường xuyên, nền nếp, thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, góp phần tích cực thúc đẩy động cơ phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của các em.

Việc tích hợp phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh, đặc trưng của từng môn học và hoạt động giáo dục; đảm bảo nội dung giáo dục tự nhiên, nhẹ nhàng, góp phần vào việc tạo nên sự gắn bó giữa nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống và mục tiêu chung của giáo dục.

Điểm đặc sắc, độc đáo của bộ sách này là hướng đến mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống, phát triển năng lực và phẩm chất học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm với các hình thức đa dạng, như thảo luận, trò chơi, vẽ tranh, diễn kịch... Vì thế, trình tự hoạt động của học sinh qua mỗi bài là đi từ nhận thức về các giá trị đạo đức, lối sống đến thực hành và ứng dụng các giá trị đó. Bộ sách còn tích hợp luyện tập kĩ năng đọc hiểu, tạo lập văn bản hướng tới phát triển năng lực giao tiếp và năng lực thẩm mĩ cho học sinh.

Bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học

sinh” không chỉ là những bài học về đạo đức, lối sống, bộ sách đã gắn những bài

Hồ, với cuộc sống, với công việc, sinh hoạt, vui chơi gần gũi, quen thuộc của mỗi em học sinh ở trường, ở nhà hằng ngày. Vì cách tổ chức nội dung đó, các bài học sẽ trở nên cuốn hút học sinh, khiến các em tự nhiên mà thấm nhuần, tiến bộ.

Đây là bộ sách dành cho học sinh, đồng thời là tài liệu gợi ý về nội dung và phương pháp cho giáo viên để tổ chức các giờ dạy học.

Đó là những nội dung trong bộ sách về đạo đức Bác Hồ những bài học quý giá, giáo dục học sinh và rèn luyện kĩ năng thông qua các hoạt động học điều này được tích hợp và sử dụng cả vào môn học Địa Lí giúp học sinh hiểu và vận dụng những nội dung đó vào cuộc sống.

1.2.2.2. Môn Quốc Phòng - An Ninh

Giáo dục quốc phòng - an ninh đã thực sự đi vào cuộc sống, trở thành một nội dung quan trọng để công dân phát huy trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, ngày 19/6/2013, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành “Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh” (Luật số: 30/2013/QH13) khẳng định cơ sở pháp lý và tầm quan trọng của công tác Giáo dục quốc phòng - an ninh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều 4 của Luật giáo dục quốc phòng và an ninh xác định mục tiêu: “Giáo dục cho công dân kiến thức về quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Việc bảo vệ tổ quốc không chỉ là công việc riêng của bất cứ ai trong đó học sinh cũng là lực lượng cần học tập vè hiểu biết về môn Quốc Phòng - An Ninh. Tuy nhiên ở cấp THCS học sinh chưa có bộ môn này tách biệt thành môn độc lập như ở trường THPT, nhưng bằng sự quan tâm và đưa vào chương trình học với bậc học THCS trong đó có môn Địa Lí là môn học được tích hợp liên môn với bộ môn Quốc Phòng - An Ninh, để giúp học sinh hiểu thêm về nhiệm

vụ Quốc Phòng - An Ninh của quốc gia và tăng thêm lòng yêu nước cho các em khi các em học nội dung của môn Địa Lí.

Có thể khẳng định, môn học giáo dục Quốc Phòng - An Ninh khi được tích hợp trong môn Địa Lí có vai trò và ý nghĩa rất to lớn trong việc giáo dục và nâng cao ý thức, phẩm chất đạo đức của mỗi học sinh trong học tập, rèn luyện góp phần xây dựng và sẵn sàng tham gia vào bảo vệ tổ quốc. Đặc biệt trong điều kiện đất nước hội nhập và phát triển, việc nâng cao ý thức, trách nhiệm và hiểu biết về kiến thức Quốc Phòng - An Ninh là một nhiệm vụ thiết thực hơn bao giờ hết. Vì vậy, việc tích hợp môn học giáo dục Quốc Phòng - An Ninh là một nhiệm vụ quan trọng và rất có ý nghĩa. Nó sẽ giúp cho khối đại đoàn kết toàn dân và sức mạnh dân tộc không ngừng được củng cố và lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

1.2.2.3. Môn Lịch Sử

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc

tích nước nhà Việt Nam” và câu nói ấy thể hiện lời dạy thấm thía của chủ tịch

Hồ Chí Minh trong việc học tập và tiếp thu lịch sử, nền văn hóa lâu đời của nước ta. Không chỉ có vậy môn Lịch Sử còn được tích hợp vào trong các môn học khác để học sinh hiểu, biết, vận dụng lịch sử vào thực tế đời sống trong đó có tích hợp môn Lịch Sử và môn Địa Lí.

Tích hợp môn Lịch Sử vào môn Địa Lí là nội dung mang tính cần thiết ở cấp trung học cơ sở bởi môn Lịch Sử và Địa Lí giúp học sinh hình thành và phát triển những năng lực chung và năng lực chuyên môn Lịch Sử và Địa Lí trên cơ sở nền tảng kiến thức cơ bản, có chọn lọc về thế giới, quốc gia và địa phương, về các quá trình tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hoá diễn ra trong không gian và thời gian, về sự tương tác giữa xã hội loài người và môi trường thiên nhiên. Môn học cung cấp công cụ của các khoa học Lịch Sử và Địa Lí để học sinh biết cách thu thập, tổ chức và phân tích, tổng hợp các dữ kiện, từ đó hình thành ở học sinh

năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, cụ thể là năng lực diễn giải lịch sử và giải thích địa lý dựa trên chứng cứ, năng lực phân tích các quan hệ nhân quả, quan hệ qua lại giữa các đối tượng trong bối cảnh Địa Lí - Lịch Sử cụ thể. Môn Lịch Sử và Địa Lí góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách công dân Việt Nam, công dân toàn cầu, sẵn sàng góp sức mình vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.2.2.4. Môn Ngữ Văn

Bộ môn Địa Lí trong chương trình THCS thường được đánh giá là một môn học khô khan, và nhiều học sinh cho rằng là nhàm chán, tuy nhiên nếu kết hợp môn học khác đặc biệt như môn Văn thì sẽ làm cho học sinh sẽ dễ tiếp thu, thích học và rút ra được nhiều năng lực, kinh nghiệm, từ môn Địa Lí và Văn học trong nhà trường.

Văn học khi được tích hợp sẽ mang đến cho học sinh nhiều hiểu biết, về Văn học và địa danh của môn Địa Lí. Điều quan trong môn văn giúp các em học thấy yêu thiên nhiên, cảnh vật và con người hơn, bớt khô khan của môn Địa Lí và tăng cường hướng thú trong học tập. Ngoài ra môn Văn được tích hợp trong môn Địa còn giúp các em học được cách ứng xử, nhân nghĩa, đạo đức và hình thành nên nhân cách con người. Giúp các em trở thành con người hoàn chỉnh trong xã hội và được yêu quý, kính mến và quý trọng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lý lớp 9 trung học cơ sở ở thành phố thái nguyên (Trang 37 - 41)