Hoạt động trải nghiệ m2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lý lớp 9 trung học cơ sở ở thành phố thái nguyên (Trang 67 - 71)

7. Cấu trúc đề tài

2.4.2. Hoạt động trải nghiệ m2

Chủ đề: GIÁO DỤC THẤM NHUẦN TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA BÁC TRONG NHỮNG BÀI HỌC ĐỊA LÍ

I. Mục tiêu

* Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu được những đặc điểm cơ bản khi học Địa lí cần phải

tăng cường về đạo đức trong việc hình thành nhân cách, ứng xử trong việc giải quyết tình huống như phong cách đạo đức của Bác.

- Giúp học sinh hiểu được vai trò của việc học tập theo tấm gương đạo đức

của Bác sẽ mang lại những giá trị to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

- Vận dụng kiến thức liên môn trong việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

- Hiểu được vì sao học nội dung bộ môn Địa lí cần có sự kết hợp cách ứng xử và nhân cách đạo đức của Bác Hồ.

* Kĩ năng:

- Nâng cao kĩ năng phân tích tổng hợp và nội dung nghiên cứu vào thành tư liệu học tập cho học sinh.

- Giúp cho học sinh có kĩ năng thuyết trình, diễn giải, báo cáo và phân tích, suy luận, độc lập, tư duy.

- Hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm. * Thái độ:

- Có thái độ nghiêm túc, chân thành khi tham gia trải nghiệm.

- Tiếp thu và học hỏi những bài học giá trị về đạo đức, học tập và làm theo đạo đức của Bác Hồ.

* Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực nghiên cứu vấn đề, phân tích, đánh giá, suy luận, tư duy… - Năng lực làm việc nhóm, giao tiếp, diễn giải, trình bày…

II. Nội dung được lồng ghép

- Trong nội dung chương trình địa lí lớp 9 có 8 bài thuộc nội dung kiến thức về lồng ghép kiến thức an ninh quốc phòng trong dạy học Địa lí.

- Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống. - Bài 15. Thương mại, dịch vụ và du lịch.

- Bài 18. Vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ (tiết 3) + Mục 3: dịch vụ

+ V. các trung tâm kinh tế.

- Bài 21. Vùng đồng bằng Sông Hồng (tiết 3) + Mục 3: dịch vụ

+ V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. - Bài 24. Vùng Bắc Trung Bộ (tiết 3)

+ Mục 3: dịch vụ

+ V. các trung tâm kinh tế.

- Bài 26. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ (tiết 2). - Bài 29. Vùng Tây Nguyên (tiết 3)

+ Mục 3: dịch vụ

+ V. các trung tâm kinh tế.

- Bài 36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (tiết 2).

III. Nội dung

- Nội dung 1: Tổ chức chương trình trò chơi “Rung chuông vàng”.

- Nội dung 2: Đóng kịch với nội dung “Thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác trong những bài học Địa lí”.

IV. Công tác chuẩn bị

- Thành phần tham gia: Ban giám hiệu, giáo viên Địa lí và giáo viên chủ nhiệm 9A và 9B, giáo viên bộ môn nhà trường, học sinh.

- Địa điểm: Trường Trung học cơ sở Thịnh Đức. - Thời gian: 7h30’ ngày 1/1/2020.

- Học liệu: Các nội dung liên quan tới học tập phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia luôn học tập đạo đức của bác hồ trong việc giải quyết mọi vấn đề.

- Công cụ: Bảng phấn (loại nhỏ), phấn. - Kinh phí cho hoạt động 500.000 đồng.

- Kế hoạch của giáo viên: Lên kế hoạch bằng cách đưa ra các nội dung liên quan đến buổi tham gia trải nghiệm để các em chuẩn bị kiến thức và hình thành các vở kịch phù hợp với nội dung được đưa ra. Phân công nhiệm vụ cho các lớp tham gia tự nghiên cứu nội dung kiến thức và chuẩn bị các vở kịch trên cơ sở tự chuẩn bị dụng cụ diễn của đội mình.

Bước 1: Thành phần tham gia: Giáo viên bộ môn Địa, học sinh lớp 9A, 9B.

Bước 2: Lên kế hoạch cụ thể cho từng lớp.

STT Công việc Người phụ trách Ghi chú

1 Công việc tổng thể

- Đặt tên cho chủ đề

- Xây dựng được mục đích, nội dung cơ bản và cách thức tiến hành

- Xây dựng kinh phí

- Ước lượng về không gian, thời gian và địa điểm, ưu điểm, hạn chế. - Lên kế hoạch về thời gian hoạt động 2 tiết (90 phút)

Phần thi 1: 30 phút Phần thi 2: 45 phút

Giáo viên được phân công

2 Công việc chi tiết

- Giới thiệu: 5 phút - Nội dung:

+ Thi: Rung chuông vàng 30p + Thi đóng kịch: 45p

- Tổng kết: 10 phút

Ban tổ chức rút ra kết luận, đánh giá và tổng kết hội thi

Học sinh

V. Tổ chức hoạt động

Hoạt động 1: Tổ chức trò chơi rung chuông vàng

a. Mục tiêu

Ở phần thi này học sinh được thể hiện bản thân chiếm lĩnh tri thức, làm việc độc lập và quyết đoán, khả năng suy luận và phán đoán, liên tưởng về kiến thức nhanh chóng.

b. Cách thức tiến hành

- Trên sân khấu được chia ra các vị trí ngồi của các thí sinh, mỗi một vị trí là một số thự tự riêng của thí sinh đó. Khi bắt đầu trò chơi giáo viên mời tất cả các em vào sàn thi đấu.

- Học sinh dựa vào kiến thức đã được chuẩn bị kết hợp với hiểu biết khi giáo viên đọc xong nội dung câu hỏi, các em phải nhanh chóng viết kết quả vào bảng của mình và có hiệu lệnh của giáo viên các em được giơ kết quả của mình lên.

- Học sinh có kết quả sai hoặc gần đúng thì bị loại khỏi sàn đấu.

- Khi thí sinh bị loại gần hết sẽ có phần trò chơi “Phao cứu trợ” của các thầy cô sẽ vào tham gia trò chơi. Kết quả trò chơi mà các thầy cô có được sẽ là kết quả tương đương số thí sinh được quay trở lại sàn thi đấu và tiếp tục chơi.

- Lần lượt trò chơi lại tương tự và sẽ chỉ chọn ra một thí sinh xuất sắc nhất trên sàn đấu làm người chiến thắng.

- Người chiến thắng sẽ được rung chiếc chuông vàng và trao phần thưởng. - Tổng thời gian của trò chơi bao gồm cả trờ chơi cứu trợ của thầy cô giáo là 30 phút và tìm ra người chiến thắng.

Hoạt động 2: Tổ chức thi đóng kịch theo chủ đề

a. Mục tiêu:

Ở nội dung thi này nhằm phát huy khả năng sáng tạo và khả năng hình thành ý tưởng để tạo ra các sản phẩm kịch hay và độc đáo. Đồng thời giúp các em có khả năng diễn xuất, hình thành cách ứng xử, nhân cách và tạo tiền đề hướng tới con người hoàn thiện trong cuộc sống.

b. Cách tiến hành

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho các đội với chủ đề “Thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác trong những bài học Địa lí”.

- Các đội thi dựa trên chủ đề đã có và các tiêu chí cần đạt của giáo viên đưa ra phải xây dựng các tiêu phẩm kịch độc đáo và đặc sắc, nhất là phải phù hợp với nội dung của chủ đề.

- Lần lượt các đội thi lên trình bày tác phẩm của đội mình. - Thời gian cho mỗi đội chuẩn bị và trình bày là 10 phút. - Tổng thời gian cho phần này là 45 phút.

VI. Đánh giá kết quả hoạt động

- Tổ chức trao giải

Giáo viên thông báo điểm cho mỗi đội, nhận xét và góp ý - Đánh giá kết quả

+ Thực hiện được mục tiêu đưa ra hay chưa?

+ Thực hiện các tiêu chí đưa ra trong kế hoạch xây dựng ban đầu hay chưa? Buổi hoạt động trải nghiệm đã thu được những gì và chưa thu lại kết quả gì?

+ Rút kinh nghiệm cho những buổi hoạt động trải nghiệm sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lý lớp 9 trung học cơ sở ở thành phố thái nguyên (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)