Hoạt động trải nghiệm 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lý lớp 9 trung học cơ sở ở thành phố thái nguyên (Trang 71 - 75)

7. Cấu trúc đề tài

2.4.3. Hoạt động trải nghiệm 3

Chủ đề: GIÁO DỤC LỒNG GHÉP AN NINH QUỐC PHÒNG TRONG MÔN ĐỊA LÍ

I. Mục tiêu

* Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu được những đặc điểm cơ bản khi học Địa lí lồng ghép

kiến thức về an ninh quốc phòng.

- Giúp học sinh hiểu được vai trò của việc tăng cường quốc phòng an ninh

trong vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.

- Vận dụng kiến thức liên môn trong việc bảo vệ chủ quyền và giữ vững toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

- Hiểu được vì sao cần phải bảo vệ vùng chủ quyền lãnh thổ quốc gia từ đó nâng cao ý thức người dân trong việc giữ vững chủ quyền lãnh thổ.

* Kĩ năng:

- Nâng cao kĩ năng phân tích tổng hợp và nội dung nghiên cứu vào thành tư liệu học tập cho học sinh.

- Giúp cho học sinh có kĩ năng thuyết trình, diễn giải, báo cáo và phân tích, thiết kế, suy luận.

- Hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm. * Thái độ:

- Có thái độ nghiêm túc, chân thành khi tham gia trải nghiệm. - Có tình yêu với quê hương, đất nước.

* Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực nghiên cứu vấn đề, phân tích, đánh giá, suy luận… - Năng lực làm việc nhóm, giao tiếp, diễn giải…

II. Nội dung được lồng ghép

- Trong nội dung chương trình địa lí lớp 9 có 4 bài thuộc nội dung kiến thức về lồng ghép kiến thức an ninh quốc phòng trong dạy học Địa lí

- Bài 14. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông.

- Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo.

- Bài 39. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo. (tiếp theo).

- Bài 40. Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí.

III. Nội dung

- Nội dung 1: Trình diễn thời trang với chủ đề “Bảo vệ chủ quyền quốc gia”. - Nội dung 2: Thi vẽ tranh theo đề tài “Phát triển kinh tế - xã hội gắn với nhiệm vụ quốc phòng an ninh”.

IV. Công tác chuẩn bị

- Thành phần tham gia: Ban giám hiệu, giáo viên môn Địa, giáo viên chủ nhiệm lớp 9A và 9B, giáo viên bộ môn nhà trường và học sinh.

- Thời gian: 7h30’ ngày 30/05/2020.

- Học liệu: Các nội dung liên quan tới an ninh ninh quốc phòng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

- Công cụ: Trang phục tự thiết kế, giấy A0, màu nước, giá vẽ (môn mĩ thuật). - Kinh phí cho hoạt động 450.000 đồng.

- Kế hoạch của giáo viên: Lên kế hoạch bằng cách đưa ra các tiêu chí về nội dung kiến thức cần đạt về các phần thi cho học sinh. Phân công nhiệm vụ cho các lớp tham gia tự xây dựng trang phục trên cơ sở những vật liệu có sẵn ở xung quanh đời sống (không được mưa mới) và giao về các lớp giấy vẽ khổ A0 và màu nước.

Bước 1: Thành phần tham gia: Giáo viên bộ môn Địa , học sinh lớp 9A, 9B.

Bước 2: Lên kế hoạch cụ thể cho từng lớp và yêu cầu đúng thời gian quy

định phải nộp sản phẩm.

STT Công việc Người phụ trách Ghi chú

1 Công việc tổng thể

- Đặt tên cho chủ đề

- Xác định được mục đích, nội dung cơ bản và cách thức tiến hành

- Xây dựng chi phí

- Ước lượng về không gian, thời gian và địa điểm, ưu điểm, hạn chế.

- Lên kế hoạch về thời gian hoạt động 1 tiết (45 phút)

Phần thi 1: 20 phút Phần thi 2: 17 phút

Giáo viên được phân công

2 Công việc chi tiết

- Giới thiệu: 3 phút - Nội dung:

+ Thi: Trình diễn thời trang 20p + Thi vẽ và thuyết trình tranh: 17p

- Tổng kết: 5 phút

Ban tổ chức rút ra kết luận, đánh giá và tổng kết hội thi

Học sinh

V. Tổ chức hoạt động

Hoạt động 1: Tổ chức phần thi trình diễn thời trang

a. Mục tiêu

Ở phần thi này học sinh được thể thảo sức sáng tạo với đam mê thiết kế thời trang và tạo ra các sản phẩm các sản phẩm của riêng các em, được trình bày ý tưởng của mình trước đám đông.

b. Cách thức tiến hành

- Học sinh được trình bày những sản phẩm do chính nhóm của mình thiết kế và kết hợp thuyết trình để người nghe thấy được ý tưởng của nhóm trình bày.

- Vật liệu phải là những sản phẩm xung quanh đời sống và được tái sử dụng trong bộ trang phục (Không đánh giá cao những sản phẩm có vật liệu mua mới)

- Bộ trang phục được đánh giá cao dựa vào màu sắc, trang trí, sáng tạo và đặc biệt là nội dung gửi gắm vào bộ trang phục

- Trang phục nào đạt được nhiều tiêu chí nhất về mĩ thuật cùng với sát nội dung do ban tổ chức yêu cầu đưa ra thì đội đó sẽ là đội thắng cuộc

- Ban giám khảo sẽ chấm điểm của từng nội dung riêng rẽ và có bảng điểm chi tiết cho từng nội dung.

- Mỗi đội trình diễn và kếp hợp thuyết trình tối đa là 4 - 5 phút. - Tổng thời gian trình diễn là 20 phút tìm ra đội chiến thắng.

Hoạt động 2: Tổ chức thi vẽ tranh theo đề tài

a. Mục tiêu:

Ở nội dung thì này nhằm phát huy khả năng sáng tạo và trí tưởng tưởng của các em đồng thời tăng cường khả năng thuyết trình, sự tự tin trước đám đông và đưa ra quan điểm của bản thân. Giúp hình thành kĩ năng giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống, hình thành nên quan điểm sống trong các em.

b. Cách tiến hành

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho các đội với chủ đề “Phát triển kinh tế - xã hội gắn với nhiệm vụ quốc phòng an ninh”.

- Các đội thi đã được thầy cô phát cho giấy vẽ khổ A0 và màu nước để vẽ tranh trước ở nhà và nộp trước ngày 27/5/2020.

- Lần lượt các đội thi lên treo sản phẩm của nhóm mình và thuyết trình về ý tưởng của bức tranh.

- Thời gian cho mỗi đội trình bày về bức tranh của mình là từ là 3 - 4 phút - Tổng thời gian cho phần này là 17 phút

VI. Đánh giá kết quả hoạt động

- Tổ chức trao giải

+ Giáo viên thông báo điểm cho mỗi đội, nhận xét và góp ý - Đánh giá kết quả

+ Thực hiện được mục tiêu đưa ra hay chưa?

+ Thực hiện các tiêu chí đưa ra trong kế hoạch xây dựng ban đầu hay chưa? Buổi hoạt động trải nghiệm đã thu được những gì và chưa thu lại kết quả gì?

+ Rút kinh nghiệm cho những buổi hoạt động trải nghiệm sau.

2.5. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 9 THCS ở TP Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lý lớp 9 trung học cơ sở ở thành phố thái nguyên (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)